Saturday, 21st December, 2024 20:14

Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, đã vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội và các lệnh trừng phạt liên tiếp từ phía Hoa Kỳ và các nước phương Tây. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt có vẻ như không khiến Nga gặp quá nhiều khó khăn bằng cuộc chiến truyền thông với Mỹ.

Cuộc chiến thông tin, như chúng ta đã biết, ai nắm được truyền thông có thể định hướng được cả thế giới. Từ trước đến nay, với hệ thống truyền thông “siêu to khổng lồ”, hình ảnh của Mỹ luôn “bóng bẩy và vĩ đại” khiến cho rất nhiều người trên thế giới ngưỡng mộ, tôn sùng. Dù cho “bàn tay máu” của Mỹ đã trực tiếp tước đi hàng triệu sinh mạng trên thế giới nhưng đối với ngay cả một số người dân Việt Nam – họ vẫn coi đó là “bàn tay ấm”.

Internet – Vũ khí mạnh hơn cả đạn bom!

Mỹ nhận ra sức mạnh của truyền thông từ rất sớm. Không phải tự nhiên mà hàng loạt các mạng xã hội lớn Google, Youtube, Twitters, Facebook, Instagram,… hay các kênh thông tấn lớn như CNN, AP, Reuters đều được Chính phủ Mỹ bảo hộ và tích cực phát triển. Chúng ta cần phải nhớ rằng Internet mà chúng ta sử dụng ngày nay bắt nguồn từ sự phát triển của chuyển mạch gói và nghiên cứu do Bộ Quốc phòng Mỹ ủy quyền thực hiện vào những năm 1960. Tức là truyền thông Internet, ngay từ đầu đã được coi là một thứ vũ khí của quân đội Mỹ.

DNS root server là phần quan trọng nhất của hệ thống mạng Internet, là khởi đầu cho mọi trang web và dịch vụ mạng. Hiện nay cả thế giới có 13 DNS root server thì 10 trong số đó hiện do Hoa Kỳ quản lý. Các chứng chỉ mã hóa gốc đang được sử dụng bởi các tổ chức phát hành mật khẩu Internet nói chung và tất cả các trang web có ít nhất một đăng ký với một mật khẩu (như hệ thống ngân hàng, đăng ký trực tuyến …) đều được chính thức quản lý bởi Hiệp hội Kế toán Bắc Mỹ. Các dự án Internet lớn như Google, Facebook, Twitter, Instagram, YouTube … đều phải phục tùng “Đạo luật tự do” năm 2015 của Mỹ (tiền thân là “Đạo luật yêu nước” năm 2001), yêu cầu phải chuyển tất cả dữ liệu cho cục tình báo CIA một khi chính phủ của Mỹ có đề nghị.

Thực sự việc quản lý Internet ở cấp độ dịch vụ và ứng dụng đều nằm trong tay Mỹ. Cả thế giới đang sống trong dịch vụ Internet của Mỹ: công cụ tìm kiếm Google, mạng xã hội, các mini blog Twitter, Instagram và YouTube, hệ điều hành Android cho điện thoại thông minh, cửa hàng ứng dụng Google Play, điện thoại thông minh iOS,… Tất cả những điều này biến cuộc chiến truyền thông trở thành cuộc chiến giữa Mỹ và các quốc gia đối lập.

CUỘC CHIẾN TRUYỀN THÔNG: MỸ CÓ THỂ THÂU TÓM THẾ GIỚI BẰNG "FAKE NEWS"?Mạng xã hội – Vũ khí truyền thông bẩn của Mỹ (ẢNH: CÁNH CÒ)

Cách mạng màu và cuộc chiến truyền thông!

Thứ vũ khí sắc bén – truyền thông và Internet đã được Mỹ sử dụng một cách lão luyện trong các cuộc cách mạng màu của mình.

Những cuộc cách mạng màu mà Mỹ thực hiện ở nhiều quốc gia như “cách mạng màu” ở Nam Tư (2000); sau đó liên tiếp là “cách mạng hoa hồng” tại Gruzia (2003); “cách mạng cam” tại Ukraine (2004); “cách mạng hoa tulip” ở Kyzgyzstan (2005) đều tận dụng tối đa qua sự lan tỏa nhanh mạnh, tính ẩn danh của internet, mạng xã hội nhằm kích động quần chúng. Các lực lượng đối lập luôn tận dụng tối đa công nghệ thông tin để đưa tin, bài xuyên tạc, tập trung xoáy sâu vào những vấn đề “nóng” trong xã hội, reo rắc tâm trạng chán chường, bất mãn trong người dân. Khi đến thời điểm thích hợp những bất mãn được nuôi dưỡng âm ỉ đó chỉ cần một ngòi nổ sẽ bùng phát thành những cuộc biểu tình. Những cuộc biểu tình ôn hòa sẽ được đẩy dần mức độ lên cao theo xu hướng chuyển hóa thành bạo loạn và chờ sự can thiệp của nước ngoài.

Sau những cuộc cách mạng này, các nước đều trở thành quốc gia thân Mỹ với những kết cục chính trị không mấy sáng sủa: Có thể kể tới đó là “Mùa xuân Ả Rập” sau cuộc “cách mạng hoa nhài”. Hệ quả là một loạt các quốc gia Ả Rập lâm vào nội chiến đẫm máu (Libya, Syria, Yemen) hoặc những bất ổn chính trị do sự đấu đá giữa các đảng phái (Ai Cập). Hiện đã có hàng triệu người chết, hàng chục triệu người mất nhà cửa hoặc buộc phải tha hương sang nước ngoài để trốn chiến tranh, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo và nhập cư cực lớn.

Ukraine sau Maidan 2014 cũng là một ví dụ điển hình cho việc bị phụ thuộc vào Mỹ, đời sống của nhân dân ngày càng chìm sâu vào tuyệt vọng, kinh tế đất nước không thể đi lên với một vị tổng thống bù nhìn xuất thân từ một diễn viên hài.

CUỘC CHIẾN TRUYỀN THÔNG: MỸ CÓ THỂ THÂU TÓM THẾ GIỚI BẰNG "FAKE NEWS"?

Ukraine trong sự kiện Maidan 2014 (ẢNH: CÁNH CÒ)

Cân sức trong cuộc chiến truyền thông Mỹ đến nay có thể kể tới Trung Quốc, Triều Tiên và Nga:

Kênh truyền hình CNN từng góp phần mạnh mẽ thúc đẩy sự kiện Thiên An Môn của Trung Quốc, khiến cho nhiều người trên thế giới đến nay vẫn tin rằng chính phủ Trung Quốc đã cho xe tăng đè lên dòng người biểu tình, đàn áp phong trào trong bể máu. Sự kiện Thiên An Môn như một lời cảnh tính. Ngay sau đó chính phủ Trung Quốc thắt chặt truyền thông, cấm hầu hết tất cả các kênh truyền thông khác từ Mỹ và tập trung xây dựng, sử dụng hệ thống mạng xã hội riêng.

Tại Nga, truyền thông Mỹ vẫn tiếp tục bôi nhọ Putin, phủ nhận Liên Xô, kết tội Lenin, Stalin là độc tài khát máu, bạo chúa diệt chủng và hàng loạt các thông tin “kền kền”, “lật sử”, dối trá hòng hạ bệ uy tín, danh dự của Nga. Đối phó lại, Nga đã xây dựng kênh RT để đối chọi lại với CNN. Kênh RT giờ đã trở thành kênh truyền hình được xem lớn nhất ngay trên youtube. Thậm chí Nga đã xây dựng và thử nghiệm thành công hệ thống Internet độc lập, phòng khi bị “tấn công mạng”. Tiếp đó, Chính phủ Nga đã tuyên bố thử nghiệm thành công hệ thống kết nối Internet độc lập giữa nước này với toàn cầu vào cuối năm 2019. Với lưu lượng Internet khổng lồ ở Nga được định tuyến lại thông qua thử nghiệm, RuNet đã trở thành mạng nội bộ lớn nhất thế giới.

Trong thời gian diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, để đối phó với “truyền thông bẩn” và những thông tin dối trá, đơm đặt từ phía truyền thông Mỹ, Tổng thống Nga V.Putin đã ký đạo luật truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tổ chức và cá nhân phổ biến/phát tán thông tin sai lệch về xung đột Nga – Ukraina. Các hãng tin như BBC, CNN, Bloomberg, CBC,… đã thông báo ngừng hoạt động ở Nga. Họ bù lu bù loa lên là vì bị sức ép từ phía chính quyền và chắc chắn vẫn có rất nhiều người tin là thật!

Triều Tiên tự bảo vệ mình cũng với cách thức tương tự. Triều Tiên chính thức phủ sóng Internet tới người dân vào năm 2008. Internet của Triều Tiên có tên Kwangmyong (Quang Minh). Đây chỉ là mạng Internet nội bộ, hoàn toàn không kết nối với thế giới bên ngoài nên người dân không thể truy cập tới các trang quốc tế. Nếu như họ xem được Youtube thì chắc chắn sẽ ngạc nhiên lắm. Bởi vậy, khi thấy đầy rẫy các clip về một Triều Tiên đói nghèo tuyệt vọng đang giãy chết, về sự tàn ác tuyệt tình của lãnh đạo Triều Tiền đều là do các thế lực phương Tây dàn dựng và xuyên tạc.

CUỘC CHIẾN TRUYỀN THÔNG: MỸ CÓ THỂ THÂU TÓM THẾ GIỚI BẰNG "FAKE NEWS"?

Tổng thống Nga phê chuẩn luật về trách nhiệm hình sự do phổ biến tin giả (ẢNH: CÁNH CÒ)

Việt Nam – Trong cuộc chiến thông tin với Hoa Kỳ

Mỹ có thể thực hiện “cách mạng màu” ở bất kỳ quốc gia nào và không loại trừ Việt Nam. Vì vậy, mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tập trung vào việc tự đề kháng và ngăn ngừa dịch bệnh “truyền thông bẩn” của Mỹ. Với  tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, chúng ta có thể giành thắng lợi.

Việc ban hành Luật An ninh mạng là một bước đi hoàn toàn đúng đắn! Chúng ta đã đưa ra chế tài để các nhà cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng và kiểm duyệt thông tin xấu độc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia. Mặc dù, về cơ bản, Mỹ đang nắm truyền thông MXH, trên mặt trận truyền thông, Mỹ đang nắm ưu thế rất lớn về việc tùy ý kiểm duyệt thông tin đưa lên. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là Mỹ muốn  xuyên tạc gì thì xuyên tạc, bôi nhọ gì thì bôi nhọ. Không phải quốc gia nào cũng thiếu cảnh giác, không phải người dân nào cũng mù quáng và “sống ảo”. Trong cuộc chiến thông tin, Mỹ sẽ chẳng là gì khi chúng ta luôn cảnh giác, vạch trần tin giả.

NGUỒN: CÁNH CÒ