“Trật tự thế giới dựa trên luật lệ là một tiêu chuẩn được người ta vẽ ra mà Washington và các đồng minh của họ sẵn sàng vứt bỏ một khi thấy cần thiết”.
Washington cáo buộc Nga đang “đe dọa toàn bộ trật tự thế giới tự do dựa trên luật lệ”. Tuy nhiên, Ted Galen Carpenter-chuyên gia nghiên cứu viên cao cấp về an ninh tại Viện Cato (Mỹ) và cũng là tác giả của 12 cuốn sách và hơn 900 bài báo viết về các vấn đề quốc tế, nhận định trong một bài viết đăng trên trang web 19FortyFive rằng chính Hoa Kỳ đã nhiều lần vi phạm cái trật tự thế giới [dựa trên luật lệ này] và làm ngơ trước các hành động chiến tranh của các đồng minh.
Chính quyền Joe Biden khẳng định rằng, cuộc xung đột ở Ukraina là “cuộc đấu tranh một mất một còn trên phạm vi toàn cầu giữa trật tự và hỗn loạn, giữa xã hội tự do và kẻ xâm lược vô kỷ luật“. Tuy nhiên, trong bài viết của mình, Ted Gehlen Carpenter cho rằng lập luận này [của ông Joe Biden] “gây sốc vì tính đạo đức giả của nó” bởi không thể coi cuộc xung đột này là chưa từng có tiền lệ. Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, nền hòa bình thế giới đã rất nhiều lần bị vi phạm và phần lớn những vi phạm này đều là từ Hoa Kỳ và các đồng minh.
Tác giả Ted Galen Carpenter nhắc nhớ rằng, chính Hoa Kỳ và NATO đã ném bom vào người Serbia ở Bosnia trong năm 1995 và tiếp tục quay trở lại ném bom Serbia sau đó 4 năm [trong cuộc chiến tranh xâm lược Serbia của NATO do Mỹ đứng đầu trong tháng 3/1999].
Năm 2003, Washington và các đồng minh xâm lược Iraq. Năm 2011, Mỹ và NATO tiến hành chiến dịch quân sự ở Libya để sát hại tổng thống nước này là Muammar Gaddafi. Lúc này đây, quân Mỹ vẫn còn chiếm đóng các vùng đất phía đông-bắc Syria hoàn toàn đi ngược lại mong muốn của chính phủ Syria.
Rõ ràng, Washington bày tỏ thái độ bao che hành vi của đồng minh và đối thủ khi họ tiến vào phạm lãnh tổ của các quốc gia. Tác giả Ted Galen Carpenter nêu lại sự kiện năm 1974, Thổ Nhĩ Kỳ đánh chiếm 37% lãnh thổ của Cộng hòa Síp và đến nay vẫn kiểm soát phần lãnh thổ đó. Washington chỉ phản ứng bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt không đáng kể và những lệnh trừng phạt này cũng đã được dỡ bỏ sau một vài năm. Phản ứng của Hoa Kỳ thậm chí còn nhẹ nhàng hơn trước việc Israel chiếm đóng các vùng đất của người Palestine, hay là sự can thiệp có hệ thống của Thổ Nhĩ Kỳ vào các vùng lãnh thổ phía bắc của Iran và Syria, cũng như các đợt can thiệp quân sự định kỳ của Pháp vào Cộng hòa Chad. Trong tất cả các trường hợp này, Washington không những không áp đặt các biện pháp trừng phạt mà còn duy trì quan hệ với các nước này.
Trong bài viết, Ted Gehlen Carpenter nhận định: “Trật tự thế giới dựa trên luật lệ là một tiêu chuẩn được người ta vẽ ra mà Washington và các đồng minh của họ sẵn sàng vứt bỏ một khi thấy cần thiết”. Còn cuộc xung đột ở Ukraina không đến mức tạo ra mối đe dọa đối với trật tự toàn cầu. Tác giả cho rằng, nếu Washington không can thiệp thì cuộc xung đột này sẽ chỉ là một cuộc đấu tranh giữa hai quốc gia có chủ quyền. Còn giờ đây nó đã biến thành cuộc chiến ủy nhiệm chỉ giữa NATO và Nga.
Còn các quốc gia khác, đặc biệt là ở phía nam bán cầu, vẫn không dính líu vào cuộc xung đột ở Ukraina. Nhận định này đặc biệt rõ ràng khi các đồng minh truyền thống của Mỹ ở Đông Á vẫn không ủng hộ NATO trong cuộc xung đột này. Nhân đây, tác gỉa Ted Gehlen Carpenter trích dẫn nhận định của một chuyên gia Châu Phi:“Nhiều quốc gia ở Châu Phi và phần còn lại của thế giới chưa và không bao giờ coi trật tự thế giới tự do là tự do thực sự và có tính toàn cầu. Và họ cũng không coi đó là trật tự đặc biệt [thực sự tự do] vì họ biết đất nước họ đã biến thành phạm vi ảnh hưởng và là đấu trường của cuộc cạnh tranh địa chiến lược”.
Như vậy, bất chấp việc Washington ra sức tuyên truyền, thái độ này [về trật tự thế giới tự do] khó có thể thay đổi. Do đó, luận điệu [của Washington] cho rằng Nga đang “tấn công trật tự thế giới tự do dựa trên luật lệ” được hầu hết các nước trên thế giới coi là một thứ đạo đức giả trần trụi. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu người Mỹ có thể tỉnh ngộ và rút ra kết luận đúng đắn hay không.
NGUỒN: ĐẠI SỨ QUÁN NGA TẠI VIỆT NAM