Thursday, 2nd January, 2025 19:55

“CÁCH MẠNG MÀU” - PHƯƠNG TIỆN CHIẾN TRANH TINH VI NHẤT!

“Cách mạng màu” là thuật ngữ chính trị dùng để mô tả các sự kiện chính trị hỗn loạn: các cuộc biểu tình và bạo loạn trên đường phố nhằm đạt được sự thay đổi mang tính cách mạng đối với chính quyền. Một số cuộc cách mạng thành công và một số vẫn chỉ là những nỗ lực. Tuy nhiên, cho đến nay chúng đã diễn ra ở một số quốc gia vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21.

Các cuộc “cách mạng màu” nổ ra ở các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, ở Balkan, ở Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á,… và gần đây hơn là ở những nơi khác như các quốc gia Nam Á, Iran và Trung Quốc (Hồng Kông). Các cuộc “cách mạng màu” điển hình nhất là: “Cách mạng Hồng” ở Gruzia năm 2003, “Cách mạng Cam” ở Ukraina năm 2004, “Cách mạng Hoa Tulip” ở Kyrgyzstan năm 2005 và “Cách mạng Euromaidan” ở Ukraina năm 2014. Một số nhà quan sát coi các sự kiện này có khởi đầu từ “Cách mạng Vàng” năm 1986 ở Philippines.

Thế giới chúng ta đang sống đang thay đổi ngày càng nhiều theo từng ngày và các phương tiện đấu tranh chính trị cũng vậy. Việc chinh phục quyền lực bằng các biện pháp quân sự ở một mức độ nào đó đã lỗi thời vì người dân ở các nước không còn ý chí chết trong chiến hào một cách phi lý và không mục đích (đối với người dân) như trước nữa. Các cuộc chiến tranh cổ điển tốn kém và kéo dài và đang được thay thế bằng những cách tinh vi hơn để chinh phục một khu vực nhất định. Một trong những cách quan trọng nhất chính là “cách mạng màu”. Dưới vỏ bọc của các cuộc nổi dậy mang danh “dân chủ, việc loại bỏ một chính phủ kém về kỹ năng quản trị hoặc một cuộc đảo chính thực sự sẽ được tiến hành.

Thông thường, các thế lực bên ngoài (chủ yếu là từ phương Tây, nên … trừ địa bàn phương Tây) tài trợ, lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện các “cuộc cách mạng” này. Vai trò của các thế lực bên ngoài trong các cuộc “cách mạng màu” là rất quan trọng và nếu không có họ, chúng không thể phát sinh. Đây chủ yếu là các cuộc cách mạng trên danh nghĩa. Trên thực tế, đây là một hình thức chiến tranh tinh vi, thường là bản chất của một cuộc xung đột quốc tế, mặc dù giới “tinh hoa” nhiều nơi (như chính ngài dại xứ!)chưa công nhận điều đó.

QUÁ TRÌNH LIÊN TỤC CỦA CÁC CUỘC “CÁCH MẠNG MÀU”
Thay đổi chế độ là một đặc điểm quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ, bắt đầu từ việc lật đổ chính phủ Syria năm 1949. Kể từ đó, người ta ước tính rằng CIA đã lật đổ hoặc cố gắng lật đổ hơn 50 chính phủ, mặc dù Hoa Kỳ chỉ chính thức thừa nhận 7 trường hợp. Các cuộc “cách mạng màu” là một phần không thể thiếu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nhằm tìm cách thay đổi chế độ ở các quốc gia mà họ coi là thù địch.

Ngoài CIA, Bộ Ngoại giao, Lầu Năm Góc và nhiều tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước của Hoa Kỳ thường xuyên tham gia vào quá trình này. Trong các thập kỷ qua, một danh sách dài các quốc gia có hệ thống chính trị tương đối ổn định đã trải qua các cuộc cách mạng đầy màu sắc (các biểu tượng để tập hợp đám đông nổi loạn). Một số nơi họ thành công và một số nơi ít thành công hơn. Trong đó, có thể kể đến các nơi như Ai Cập, Tunisia, Syria, Libya, Thái Lan, Nga, Ukraina, Belarus, Trung Quốc, Iran, Venezuela, … và gần nhất là Sri Lanka, Bangladesh. Các kịch bản thay đổi chế độ ở tất cả các quốc gia này cho thấy những điểm tương đồng rất đáng kinh ngạc.

Những mô hình tương tự liên tục lặp lại, điều này không thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ai Cập và Ukraina rất khác nhau, nhưng sự kiện ngày 25/1/2011 ở Ai Cập và sự kiện Euromaidan năm 2014 lại rất giống nhau đến nỗi ngay cả hành vi của những người nổi loạn cũng giống nhau: từ những người Hồi giáo ôn hòa ở Ai Cập đến những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Ukraina. Các sự kiện ở Việt Nam các năm 2016, 2018 cũng thể hiện rất rõ “quy trình” này với sự giật dây từ bên ngoài.

NHẬN DIỆN VỀ HIỆN TƯỢNG
Ngay cả phương tiện truyền thông phương Tây ngày nay cũng chỉ ra rằng các cuộc “cách mạng màu” (được mô tả là công nghệ nhằm mục đích xuất khẩu dân chủ thông qua bất tuân dân sự) đã trở nên tinh vi đến mức các phương pháp của chúng đã trở thành những chỉ dẫn để thay đổi chế độ chính trị. Ban đầu, “cách mạng màu” được trình bày như một cuộc lật đổ chính phủ phi bạo lực bao gồm cả việc thay đổi chế độ chính trị. Theo thời gian, định nghĩa này trở nên rộng hơn: hầu hết các cuộc đảo chính đều bắt đầu bằng các cuộc biểu tình và phản đối “ôn hoà”, trong khi thực tế cho thấy chỉ có 20% các cuộc đảo chính diễn ra theo cách này mà không có hoặc ít thương vong (tại Bangladesh, cho đến thời điểm này với thống kê chưa đầy đủ đã có tới gần 1.500 người thiệt mạng).

Định nghĩa chính xác về các cuộc “cách mạng màu” chính là là công nghệ để tạo ra đảo chính và giành quyền kiểm soát tình hình chính trị ở một quốc gia nào đó từ nước ngoài, trong điều kiện bất ổn chính trị, với áp lực lên chính phủ thông qua tống tiền chính trị, sử dụng phong trào biểu tình của người dân (chủ yếu là thanh niên) như một phương tiện. Mục tiêu của mọi cuộc “cách mạng màu” đều nhằm hướng tới một cuộc đảo chính, hoặc chinh phục và duy trì quyền lực bằng vũ lực. Bất chấp những khác biệt lớn giữa các quốc gia nơi các “cuộc cách mạng” nổ ra (địa chính trị, xã hội, kinh tế và các vấn đề khác), tất cả đều nằm trong cùng một kế hoạch bao gồm mô hình tổ chức một phong trào biểu tình, biến phong trào đó thành một đám đông chính trị và sử dụng lực lượng quần chúng mới thành lập chống lại chính phủ hiện tại như một phương tiện tống tiền chính trị.

“CÁCH MẠNG MÀU” – QUYỀN LỰC CỨNG
Các cuộc “cách mạng màu” không đại diện cho quyền lực mềm của một quốc gia, như nhà khoa học chính trị người Mỹ Joseph Nye tuyên bố. Bởi nếu nó đạt được như vậy, thì điều đó có nghĩa là các cuộc “cách mạng màu” đã trở thành một bước tiến bộ trong cuộc chiến chống lại các chế độ độc tài.

Tuy nhiên, thực tế chúng không kém phần nguy hiểm so với các cuộc nội chiến cục bộ phát sinh do những lý do địa phương đích thực. Chính xác là những “cuộc cách mạng” như vậy đều trở thành tác nhân gây ra chiến tranh – điển hình như ở Syria, Libya và Ukraina. Các cuộc “cách mạng màu” là công cụ để phá hủy các chính phủ dân chủ đang trong quá trình chuyển đổi. Trong các “cuộc cách mạng” này, chính phủ đương nhiệm là mục tiêu và việc thay đổi hệ tư tưởng chính trị là mục đích cuối cùng. Người Mỹ không chỉ tạo ra mô hình chính trị để xuất khẩu mà còn là những phương tiện đặc biệt để phá vỡ các hệ thống dân chủ khi họ thấy cần thiết cho lợi ích của họ. Họ đại diện cho một quyền lực cứng dưới những biểu hiện mềm hơn so với chiến tranh (giữa các quốc gia).

ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CÁC CUỘC “CÁCH MẠNG MÀU”
Để các “cuộc cách mạng” thành công, trước tiên phải tạo ra các điều kiện cần thiết cho sự xuất hiện của chúng. Điều kiện đầu tiên và cơ bản là sự bất ổn chính trị trong nước, đi kèm với cuộc khủng hoảng của chính quyền hiện tại. Sự bất ổn chính trị có thể được tạo ra do cáo buộc gian lận bầu cử, điều kiện kinh tế kém trong nước, sự bất mãn của một số nhóm như nông dân hoặc thợ thủ công, giáo viên hoặc nhân viên y tế, sinh viên, … v.v. Nếu tình hình chính trị ổn định, sự bất ổn phải được tạo ra theo … cách nhân tạo.

Các đặc điểm đặc trưng của các “cuộc cách mạng” dạng này là: tống tiền chính trị và phong trào của những người bất đồng chính kiến trẻ tuổi. Ví dụ, quốc gia A và quốc gia B đang trong một cuộc xung đột ngoại giao về một số vấn đề chính trị như biên giới hoặc kiểm soát một số nguồn tài nguyên. Quốc gia A muốn có được một số nhượng bộ từ quốc gia B và quyết định sử dụng phong trào “cách mạng màu” để gây áp lực và đạt được mục tiêu chính trị của mình. Phong trào của những người bất đồng chính kiến trẻ tuổi thường có thể được tạo ra thông qua lực lượng sinh viên và sự bất mãn của sinh viên với các vấn đề cụ thể như học phí cao, điều kiện tồi tệ trong căng tin, ký túc xá quá đông đúc. Sinh viên tổ chức các cuộc biểu tình trên đường phố sẽ dễ dàng làm mất ổn định nhà nước và có thể kích động nổi loạn ở các tầng lớp khác của xã hội.

NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC CUỘC “CÁCH MẠNG MÀU” – KỊCH BẢN TỰ PHÁT VÀ CÓ CHỈ ĐẠO
Có hai lời để giải thích, chúng hoàn toàn trái ngược nhau về lý do tại sao các “cuộc cách mạng màu” nổ ra. Thứ nhất, các cuộc nổi loạn tự phát phát sinh từ các xung đột xã hội của các nhóm khác nhau, dẫn đến các cuộc biểu tình và nổi loạn. Những lý do thường được nêu ra là phi dân chủ, nghèo đói, khác biệt về tôn giáo và sắc tộc. Thật vậy, ở tất cả các quốc gia, sự khác biệt giữa các nhóm xã hội đều tồn tại, nhưng bản thân chúng không phải là nguyên nhân gây ra cách mạng, mà những khác biệt này chỉ đẩy nhanh và tạo điều kiện cho quá trình “cách mạng màu”. Ví dụ, Libya là một quốc gia có nhiều đặc quyền cho người dân, ở Ai Cập có trợ cấp bánh mì để ngăn chặn nạn đói, mức sống ở Tunisia (là quốc gia dân chủ nhất trong số tất cả các quốc gia “độc tài” ở châu Phi) gần như ngang bằng với miền Nam nước Pháp và cao hơn miền Nam nước Ý, Syria của tổng thống Assad đã thực hiện các cải cách tự do. Vì vậy, đây là bằng chứng cho thấy lý thuyết cho rằng nổ ra “cách mạng màu” do tự phát là hoàn toàn vô căn cứ!

Theo cách giải thích khác, các “cuộc cách mạng” được dàn dựng và lên kế hoạch chi tiết. Các đặc điểm và kịch bản tương tự được lặp lại ở các quốc gia hầu như không có điểm chung nào. Mặc dù các cuộc “cách mạng mà có thể giống với các cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử, nhưng thực tế chúng không phải vậy. Bất kỳ sự giống nhau nào cũng chỉ là vẻ bề ngoài. Các cuộc cách mạng thực sự là tự phát và diễn ra tại một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển lịch sử, trong khi các cuộc “cách mạng màu” đều được dàn dựng và lên kế hoạch cẩn thận.

Kịch bản dàn dựng các cuộc “cách mạng màu” dựa trên triết lý dân chủ hóa của người Anglo-Saxon được thiết kế để xuất khẩu mô hình chính trị dân chủ và các thể chế dân chủ trên toàn thế giới. Bất cứ nơi nào chúng xuất hiện, người ta điều tìm thấy dấu vết của tâm lý chiến phương Tây. Mọi thứ đều theo cùng một mô hình. Luôn luôn có một phong trào thanh niên, các nhà “lãnh đạo cách mạng” luôn giống nhau và các “cuộc cách mạng” luôn thiếu nội dung hoặc hệ tư tưởng cách mạng. Đó chỉ là những thành phần đột nhiên nổi loạn chống lại “những kẻ độc tài độc ác” và ngoài những lời kêu gọi chung chung mơ hồ về dân chủ, mọi thứ khác đều thiếu hoặc không tồn tại. Điều này cho thấy người Mỹ và những người nước ngoài khác đứng sau các “cuộc cách mạng” hoàn toàn không quan tâm tới tâm lý, tư tưởng và mong muốn thực sự của người dân bản địa.

BA GIAI ĐOẠN CỦA CÁC CUỘC “CÁCH MẠNG MÀU”
Theo Gene Sharp, một chuyên gia người Mỹ về đấu tranh bất bạo động và là một dạng cha đẻ của các cuộc “cách mạng màu”, các cuộc “cách mạng màu” được lãnh đạo bởi nguyên tắc rằng các cấu trúc quyền lực (chính phủ) dựa vào thần dân của họ (nhân dân) – sự phục tùng của nhân dân cho phép những người cai trị cai trị đất nước. Nếu những người cấp dưới không phục tùng chính quyền, chính quyền sẽ mất quyền lực trong nhà nước. Theo Sharp, các cuộc “cách mạng màu” cổ điển bao gồm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên bao gồm việc tạo ra một phong trào “ngầm” của các tế bào cùng nhau tạo thành một mạng lưới những người bất mãn với chế độ cầm quyền. Các thành viên được tuyển dụng bằng những khẩu hiệu lớn và lời kêu gọi hành động. Một mạng lưới chủ yếu là những người trẻ bất mãn đột nhiên xuất hiện trên đường phố của các thành phố lớn để đáp lại những tín hiệu nhất định (các biểu tượng sắc màu, ví dụ như lá cờ … “không sợ hãi” của FUV!). Các cuộc biểu tình muốn thể hiện mình như một điều gì đó tự phát, nhưng trên thực tế, mọi thứ đều đã được chuẩn bị trước đó.

Thông thường, các cuộc biểu tình nổ ra vì một số lý do, chẳng hạn như cáo buộc về sự bất thường của các cuộc bầu cử (Serbia 2000, Georgia 2003, Ukraina 2004, Nga 2012, Venezuela 2024 (và … mọi năm trước!), một sự kiện gây sốc và bất ngờ, ví dụ, vụ tự thiêu của một người bán hàng ở Tunisia năm 2010, hoặc sự chậm trễ của Ukraina trong việc thực hiện Hiệp định liên kết EU 2013. Các thành viên của các nhóm ngầm trở thành những người khởi xướng cuộc nổi loạn. Các cuộc biểu tình, tụ tập, diễu hành, dựng hàng rào diễn ra sau đó. Người dân nhận ra rằng chính phủ có thể hợp pháp nhưng lại bất hợp pháp và hình thành một phong trào chống chính phủ trở thành động lực thúc đẩy sự thay đổi chế độ chính trị trong tương lai. Tất nhiên, những người khởi xướng cuộc biểu tình đều làm mọi thứ một cách cẩn thận để tập hợp những người đã bị thao túng đến mức thực sự tin vào các “lý tưởng” mà họ đã tuyên bố. Mọi người sẽ không quá hung hăng trên đường phố nếu họ biết rằng đã bị trở thành công cụ trong tay CIA hoặc MI6! Biểu tình sẽ được tài trợ, nuôi dưỡng từ những nguồn bí mật, để kéo dài càng lâu càng tốt nhằm lan tỏa tâm lý bất mãn và từng bước thổi bùng bạo lực.

Ở giai đoạn thứ hai, mục tiêu là làm mất uy tín của các cơ quan quốc phòng, an ninh và luật pháp và trật tự thông qua các cuộc đình công, bất tuân dân sự, bạo loạn và phá hoại. Những người biểu tình đang chiếm đóng các quảng trường và đường phố của thành phố mà họ không muốn rời đi cho đến khi các yêu cầu (thường là phi lý và không thể thực hiện) của họ được đáp ứng. Những người biểu tình được tổ chức bởi mạng lưới hậu cần. Nhân danh quần chúng, những người biểu tình đưa ra tối hậu thư cho chính phủ và đe dọa sẽ nổi dậy nếu họ không hài lòng. Chính phủ có hai lựa chọn: trấn áp bằng vũ lực hoặc chấp nhận các yêu cầu, dù theo cách nào thì cũng sẽ dẫn đến giai đoạn tiếp theo!

Giai đoạn thứ ba và cũng là giai đoạn cuối cùng sẽ diễn ra sau đó, bao gồm việc lật đổ chính phủ một cách “phi bạo lực”. Trên thực tế, đó là các cuộc tấn công công khai vào chính quyền và chiếm đóng các tòa nhà chính phủ, các tổ chức và các thành phần hoặc biểu tượng khác của chính phủ. Một loại tấn công dân sự vào “cơ thể” của trật tự chính trị hiện tại. Nếu chính phủ tấn công người biểu tình bằng vũ lực, giới truyền thông sẽ cáo buộc chính phủ phạm tội và giết hại những người biểu tình ôn hòa, trong khi nếu chính phủ đồng ý nhượng bộ, chính phủ sẽ nhanh chóng bị cuốn trôi vì những người biểu tình sẽ không đồng ý thỏa hiệp.

Các sự kiện ở Ai Cập và Ukraina chính là minh chứng rõ nét nhất cho những điều trên. Việc lật đổ Hosni Mubarak và Viktor Yanukovych có sự tương đồng với nhau đến mức đáng kinh ngạc, đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà là bằng chứng cho thấy chúng tuân theo cùng một mô hình. Bản chất của tình trạng bất ổn, biến thành các cuộc biểu tình quần chúng, là như nhau. Những người biểu tình được tổ chức tốt, lại có các nhóm bán quân sự và dân tộc chủ nghĩa, phát xít mới ủng hộ. Tiếp theo là sự bao vây các tổ chức chính phủ và chiếm đóng các điểm chính. Những người biểu tình được hỗ trợ hết mức bởi hệ thống truyền thông chính thống khổng lồ từ phương Tây.

Sự hung bạo về mặt ý thức hệ của những kẻ cực đoan thật đáng kinh ngạc, bằng nhiều cách khác nhau, chúng thường được trang bị vũ khí và thiết bị quân sự. Trong cả hai trường hợp, “những người nổi loạn” sẽ đối mặt với chính quyền yếu kém, thiếu quyết đoán, do dự không dám hành động: sử dụng vũ lực chống lại những người biểu tình có vũ trang. Cả Mubarak và Yanukovych đều tin tưởng phương Tây sẽ cứu họ, trong khi chính phương Tây là kẻ đứng sau toàn bộ câu chuyện!

KẾT QUẢ “CÁCH MẠNG MÀU” LUÔN CHỈ ĐEM LẠI BẤT ỔN
Ngay cả khi các “cuộc cách mạng” này thành công, chúng hầu như không mang lại bất kể sự tiến bộ, tự do và dân chủ nào. Các cuộc “cách mạng màu” được ca ngợi nhiều như “Cách mạng Hồng” ở Gruzia, “Cách mạng Cam” ở Ukraina và “Cách mạng Hoa Tulip” ở Kyrgyzstan đã không cải thiện được chút nào đối với nền dân chủ và tình trạng tự do, nhân quyền.

Câu hỏi đặt ra là tại sao các “cuộc cách mạng” này lại thất bại về bản chất, không đạt được mục đích mà chúng đề ra? Nói một cách đơn giản, pháp quyền sẽ không bao giờ được thực thi. Quá thường xuyên, các chính phủ lên nắm quyền thông qua các cuộc “cách mạng màu” đã hành xử vượt quá và ít quan tâm đến các tiêu chuẩn dân chủ giống như những người tiền nhiệm mà họ lật đổ. Ví dụ như ở Gruzia, chính quyền mới không hề quan tâm tới việc bảo vệ quyền sở hữu của người dân mà chính họ đề cao trước đó, Ukraina không tránh khỏi bị bao trùm bởi bầu không khí trả thù, và ở Kyrgyzstan, chính quyền mới đã hành xử như một lãnh địa phong kiến. Mặc dù chính quyền mới đã tuyên thệ cam kết với nền dân chủ và pháp quyền, nhưng tất cả các “bệnh tật” và sai sót của các chế độ trước đó (nếu có) vẫn lặp đi lặp lại, và chính quyền mới nhờ “rút ra bài học” khi tiến hành nổi loạn, đã thắt chặt hơn các biện pháp kiểm soát, trấn áp xã hội!

Những người ủng hộ, những người trong đám đông quần chúng đã giúp các “cuộc cách mạng” lật đổ được chính quyền cũ, đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng khi coi các “cuộc cách mạng” của mình là đỉnh cao của nền dân chủ và rơi vào trạng thái tự mãn thay vì đòi hỏi phải tạo ra các thể chế mạnh mẽ. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu họ biết tỉnh táo mà từ chối tham gia vào các “cuộc cách mạng” như vậy ngay từ đầu (nhưng họ tỉnh táo sao được, khi có những kẻ như ngài dại xứ?).

CHIẾN TRANH CỦA THỜI ĐẠI MỚI
Mục tiêu thực sự của các cuộc “cách mạng màu” là thay thế các chính phủ có quan hệ không tốt với Hoa Kỳ hoặc các cường quốc phương Tây khác. Sau khi “cuộc cách mạng” được tiến hành, các chính quyền mới sẽ thân thiện với Hoa Kỳ và tự đặt mình dưới sự bảo vệ của Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là người Mỹ sẽ tiếp cận được dầu mỏ, khí đốt và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác cũng như các khu vực chiến lược. Khi đó, mọi cuộc nói chuyện về dân chủ và nhân quyền sẽ lập tức chết yểu. Ngày nay, không ai nhắc đến tình trạng nhân quyền ở Libya, Gruzia, Ukraina, Ai Cập. Đó chỉ là một cuộc chiếm đóng hiện đại và một chính sách hung hăng, thay vì xe tăng, máy bay ném bom và đại bác, thì họ giải quyết mọi thứ thông qua nổi dậy. Các đại sứ quán nước ngoài, các cơ quan mật vụ và các tổ chức phi chính phủ thực hiện nhiệm vụ của họ với sự giúp đỡ mù quáng của những người biểu tình trong nước. Đây là một giải pháp rẻ hơn nhiều so với một cuộc chiến tranh liên quốc gia thực sự, vốn bị giới hạn bởi các công ước của Liên hợp quốc.

Ví dụ, “cuộc cách mạng” Euromaidan ở Ukraina 2013-14 chỉ tốn viên vẹn 5 tỷ đô la Mỹ, đây là một cuộc chinh phạt Ukraina của phương Tây, nó rẻ hơn nhiều so với một cuộc xâm lược quân sự. Thực tế là cuộc chiến tranh Nga-Ukraina xảy ra hiện nay (thực tế là cuộc chiến tranh thế giới giữa Nga và cả khối NATO) là một câu chuyện khác. Các cuộc “cách mạng màu” là một loại xâm lược hiện đại mà luật pháp quốc tế chưa muốn công nhận. Ở những nơi mà người dân hiểu được bản chất của nó, chẳng hạn như Nga năm 2012, Iran năm 2009 và Trung Quốc năm 1989/2014, các “cuộc cách mạng” đã không thành công. Thật không may, ở Trung Đông và Ukraina, và nhiều nơi khác, các cuộc cách mạng màu đã biến thành các cuộc chiến tranh cục bộ bất tận mang lại sự bất ổn vĩnh viễn cho những khu vực đó.

Còn ở ta, việc “chuẩn bị điều kiện” cho điều này đã và đang được các thế lực thù địch từ bên ngoài và bên trong ráo riết chuẩn bị, chúng cũng đã nhiều lần “tập luyện” suốt từ những năm 2010 đến nay. Chỉ có những kẻ như ngài “dại xứ định mệnh toàn tòng” thờ tây thực dân làm bà ngoại “ngủ gia” vờ không biết để láo xược coi Cách mạng tháng Tám của Việt Nam cũng chỉ là “cách mạng màu”! Nhưng thưa ngài, Nhân dân Việt Nam luôn tinh tường, cảnh giác, và họ sẵn sàng mở mắt cho những kẻ như ngài!

NGUỒN: HÒA BÌNH