Trong một thời gian dài, phần lớn người Việt Nam kể cả những nhà sử học danh tiếng có một hiểu lầm rất kỳ lạ là: “Đế quốc phương Bắc luôn nhăm nhe xâm chiếm Đại Việt”. Thực tế nửa miền Nam Trung Quốc dưới sông Dương Tử chưa bao giờ được chú trọng phát triển trong suốt chiều dài lịch sử cổ đại của Trung Quốc. Mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc gần như không tồn tại chứ đừng có nói đến là “kẻ thù ngàn năm”. Thực tế về phía Trung Quốc, lịch sử các cuộc xung đột chính của họ đều tập trung ở phía Bắc với các nước Mông Cổ, Triều Tiên cũng như một số nước đã bị hủy diệt khác trong lịch sử, còn về phía Việt Nam cũng không có nhu cầu xâm lược chiếm đất Trung Quốc do không đủ sức chống lại các cuộc phản công lại từ Bắc Kinh. Việt Nam đã từng thực hiện tới 16 cuộc tấn công lớn về phía phương Bắc, nhưng hầu hết sẽ chỉ cướp bóc và rút lui nhanh chóng (Ai bảo Đại Việt hiền nào?)
Trong sách giáo khoa, lịch sử Việt Nam được viết đến trông giống như bắt đầu từ “Cuộc chiến chống quân xâm lược phương Bắc lần thứ nhất” cho tới “Cuộc chiến chống quân xâm lược phương Bắc lần thứ n”. Tuy nhiên, nếu bạn là người nghiên cứu kỹ lịch sử Việt Nam một cách khách quan, bạn sẽ thấy chiều hướng các sự kiện lịch sử Việt Nam nghiêng về quá trình tranh đấu với các nước Đông Nam Á ở bán đảo Đông Dương để mở rộng lãnh thổ chứ không liên quan nhiều tới Trung Quốc.
Mặc dù các cuộc xâm lược của Trung Quốc vào Việt Nam trong suốt chiều dài 2000 năm lịch sử không hề ít. Nhưng phần lớn là các cuộc xâm lược thông thường giữa hai nước có cùng biên giới, vốn rất phổ biến trong thời đại phong kiến. Điều đó rất khác với các mâu thuẫn địa chính trị phức tạp và căng thẳng của Việt Nam với các láng giềng như Chăm Pa, Lào, Chân Lạp.
Do các sức ép chính trị lên hệ thống giáo dục mà những vấn đề này bị coi nhẹ trong sách giáo khoa thời nay, khiến cho các học sinh có ấn tượng và hiểu biết sai lệch về lịch sử nước nhà. Nếu bạn đọc bài viết này mà cảm thấy phản cảm vì xung đột với nhận thức của bạn thì đây chính là lý do.
Trong thời hiện đại thì các mâu thuẫn hoàn toàn ngược lại. Các nước ở bán đảo Đông Dương không có nhiều lợi ích xung đột với nhau nên xu hướng chung là hợp tác trong khi Trung Quốc muốn mở rộng lực ảnh hưởng của mình ở biển Đông và Đông Nam Á, dẫn đến các cuộc xung đột với Việt Nam ở biên giới phía Bắc và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hình minh họa: Bản đồ mật độ các dấu vết về văn minh của Trung Quốc. Bạn có thể thấy rõ là Trung Quốc thậm chí còn chưa thể kiểm soát 20% vùng đất phía Nam nên nhu cầu xâm lược xuống sâu hơn không lớn.