Friday, 17th January, 2025 20:38

AI ĐANG CHI PHỐI CHÍNH TRƯỜNG MỸ

Trong khi truyền thông của những kẻ “đấu tranh dân chủ cho Việt Nam” (dân Việt quen gọi là giới dân chửi) tin rằng nước Mỹ là đầu tàu dân chủ của thế giới, dường như ngày càng có ít người Mỹ chia sẻ niềm tin này. Ngược lại, ngày càng nhiều học giả Mỹ tự tay phơi bày thế lực ngầm, quyền lực ngầm chi phối chính trường nước Mỹ. Hai tác giả cuốn sử về nước Mỹ trong suốt thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 có tên “Nước Mỹ chuyện chưa kể” (Tên tiếng Anh: “The Untold History of United State”) của Oliver Stone và Peter Kuznick – bằng những chứng cứ được thu thập từ báo chí, văn bản hành chính, hồ sơ được giải mật… đã phơi bày những quyền lực ngầm đã chi phối nền chính trị Mỹ mà trong đó đa số các tổng thống Mỹ chỉ là quân cờ cho các thế lực này. Quyền lực ngầm này có thể là vô hình, có thể là đang hiện diện,… tất cả đều luôn tìm cách để bóp nghẹt các quyền tự do dân sự của người dân Mỹ và chắc chắn sẽ không mang lại quyền tự do dân sự cho người dân của các quốc gia khác. Đọc từng trang sách, tôi có thể khẳng định một điều rằng: người dân Mỹ muốn có được các quyền tự do của mình, họ buộc phải tự nhận thức, tự đòi hỏi, tự đấu tranh một cách ôn hòa để giành lấy. Quyền tự do không bao giờ là thứ mà các chính quyền tự “ban” cho người dân, kể cả khi chính quyền ấy luôn tuyên ngôn về tự do.

Mới đây, khi trả lời phỏng vấn tờ Le Grand Continent, nhà phân tích Barry Lynn đã phát biểu rằng các doanh nghiệp độc quyền có thể sắp phá hoại nền dân chủ Mỹ.

Theo ông Lynn, từ những ngày đầu thành lập, mô hình dân chủ của nước Mỹ đã được đặt nền tảng trên sự chia nhỏ quyền lực để tạo thế cân bằng quyền lực. Nhưng trong suốt lịch sử của nước Mỹ, thế cân bằng này đã nhiều lần bị phá vỡ bởi các doanh nghiệp độc quyền. Nếu luật chống độc quyền từng nhiều lần đẩy lùi mối đe dọa này để cứu nguy cho nền dân chủ Mỹ, thì hàng rào phòng thủ này đã không còn từ thời Reagan, khi những nhà kinh tế theo trường phái tân tự do phổ biến quan điểm rằng các doanh nghiệp lớn sẽ hoạt động hiệu quả hơn doanh nghiệp nhỏ. Giờ dây, những doanh nghiệp độc quyền trong lĩnh vực Internet đang có khả năng lũng đoạn nền chính trị, khiến Mỹ chỉ còn là một nước dân chủ trên danh nghĩa.

Một ví dụ là thương vụ mua lại Twitter của Elon Musk. Ông Lynn phân tích về việc này như sau:

“Đây là một trò chơi thuần túy chính trị của Elon Musk. Thương vụ mua lại này sẽ cho phép ông ấy gây ảnh hưởng lên các nhân vật chính trị. Bằng cách kiểm soát Twitter, Elon Musk bằng cách nào đó trở thành ông chủ của Trump. Nỗ lực này cũng sẽ cho phép ông ấy thao túng nhận thức về giá trị các cổ phiếu của ông ta, mà từ đó ông xây được phần lớn khối tài sản. Trên thực tế, việc sản xuất ô tô [điện], pin [điện] và tên lửa vũ trụ, đó chỉ là một cách phụ để ông làm giàu thêm. Nếu các sáng kiến đổi mới của ông ấy đã giúp công nghệ có được những tiến bộ vượt bậc, thì điều đó không có nghĩa là ông ấy là người mà chúng ta nên tin tưởng để giao phó việc quản lý các phương tiện truyền thông.”

Lynn nhận xét rằng đại đa số người dân Mỹ, dù thuộc hai đảng lớn hay đứng độc lập, đều cho rằng quyền lực đang tập trung quá nhiều vào trong tay một số ít cá nhân. Các cuộc thăm dò dư luận về vấn đề này ước tính có 80% người dân Mỹ cho rằng các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ đã nắm quyền lực hành động và kiểm soát quá lớn.

Tuy nhiên – Lynn nói – “ở Washington, những người thuộc đảng Cộng hòa rất khó tách khỏi các nhóm người ủng hộ độc quyền, vốn đang kiểm soát gần như toàn bộ kinh phí tài trợ của đảng. Thế nên, có vẻ như có rất ít khả năng để có thể kêu gọi các quan chức được bầu thuộc đảng Cộng hòa ủng hộ một hành động chống lại sự độc quyền trong ngành dược phẩm, sự độc quyền trong kinh doanh bán lẻ, hoặc sự độc quyền về các sản phẩm hydrocacbon từ nay cho đến những năm tới.”

Trong một bức tranh như vậy, nước Mỹ là đất nước của người dân, hay là đất nước của những kẻ có tiền? Đây là câu hỏi mà các nhà dân chửi không bao giờ dám đặt ra, trừ phi họ muốn bị tẩy chay bởi chính đồng đội. Nói gì thì nói, quyền quyết định trong giới dân chửi cũng đang tập trung trong tay những người nắm nguồn fund. Và họ coi các chính phủ nước ngoài quan trọng hơn ý kiến của người dân trong nước cũng vì không muốn bị cắt tài trợ.

 

NGUỒN: NHÂN QUYỀN VN