Thursday, 26th December, 2024 9:02

Vụ việc Nhật Bản quyết định xả nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý tại Fukushima đã gây nên nhiều vấn đề tranh cãi từ cộng đồng quốc tế. Tuy vấp phải sự phản đối kịch liệt từ nhiều nước láng giềng nhưng hiện tại Nhật Bản vẫn giữ vững quyết định của mình. Theo kế hoạch Nhật Bản sẽ bắt đầu xả nước thải nhiễm xạ trong năm nay.

Các bể lưu trữ nước phóng xạ ở Nhật Bản. Ảnh: CFP

Các bể lưu trữ nước phóng xạ ở Nhật Bản. Ảnh: CFP

Tổng quan về vụ việc

Tại Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011 xảy ra một thảm họa kép động đất – sóng thần đã gây ra hàng loạt sự cố cho nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Nhật Bản đã phải bơm nước vào làm giảm nhiệt độ các thanh nhiệt. Cộng với lượng nước mưa, nước ngầm tích tụ xung quanh khu vực thì hiện tại đã có một lượng lớn nước thải. Theo thống kê mỗi ngày có 140 tấn nước nhiễm phóng xạ bị thải ra, tất cả số nước đó đã lên đến 1.000 bể chứa khổng lồ.

Nhật Bản quyết định xả thải nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra môi trường vì không còn khả năng lưu trữ nước. Chính phủ Nhật Bản cho biết, hiện nay nước nhiễm phóng xạ đã được xử lý an toàn. Tuy nhiên vẫn còn một chất không thể xử lý được là Tritium, một đồng vị phóng xạ của Hydro được cho là vô hại.

Sau khi ra thông báo về vụ việc này, Nhật Bản đã nhận được nhiều ý kiến phản đối từ các ngư dân trong nước và bạn bè quốc tế. 

Sự lo ngại từ phía mọi người về quyết định đó

Nhiều ngư dân tại Nhật Bản tỏ ra nghi ngờ và lo ngại về chất thải được cho là đã an toàn đó. Một phần làm cho tâm lý họ lo sợ hơn vì ngành công nghiệp khai thác thủy hải sản của người dân tại Fukushima chỉ vừa hồi phục sau thảm họa 2011. 

Ngoài ra còn có nhiều nỗi sợ khác mà mọi người phải đối diện khi Nhật Bản quyết định xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển. Nỗi sợ đầu tiên chính là sức khỏe của người dân, họ sợ rằng nước thải nhiễm phóng xạ đó chưa thực sự an toàn. Khi trường hợp đó xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây ra nhiều căn bệnh bất thường cho cơ thể do chất phóng xạ tác động. Ảnh hưởng trực tiếp khi giả định chất thải nhiễm phóng xạ chưa thực sự an toàn là hệ sinh thái từ đại dương. Các sinh vật dưới biển sẽ là nạn nhân tiếp theo chịu ảnh hưởng lớn nhất. Một nỗi lo khác, như đã nói phía trên nếu sinh vật biển bị ảnh hưởng, ngư dân sẽ bị mất đi nguồn thu chính cho gia đình. Trên đây chỉ là tổng hợp những nỗi sợ lớn nhất của mọi người với giả định nước thải chưa an toàn. Thực tế chắc chắn chúng ta còn có hàng ngàn nỗi sợ khác xoay quanh vấn đề này.

Đó cũng chính là lý do không chỉ ngư dân vùng Fukushima không đồng ý Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra môi trường, mà nhiều nước láng giềng Nhật Bản cũng ra sức phản đối.

Phản đối của quốc tế

Liên quan đến vụ việc Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra môi trường đã bị phản đối kịch liệt từ bạn bè quốc tế. Trong đó có Hàn Quốc, Trung Quốc hai quốc gia lân cận Nhật Bản. 

Trung Quốc là quốc gia có phản ứng gay gắt nhất trong vụ việc lần này. Diễn biến như sau, hôm 14 tháng 4 năm 2022 phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đề nghị Nhật uống nước thải từ nhà máy Fukushima để chứng minh độ an toàn. Cụ thể phát ngôn “Một quan chức Nhật nói rằng uống nước này cũng chẳng sao. Thế thì ông hãy uống đi”. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Triệu Lập Kiên nhấn mạnh “Đại dương không phải thùng rác của Nhật”. Ngoài diễn biến này ra bên phía Trung Quốc còn nhiều phản ứng khác nhằm phản đối vụ việc.

Hàn Quốc đã xem xét kiện Nhật Bản vì xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển. Diễn biến vụ việc ngày 14 tháng 4 năm 2022, Tổng thống Hàn Quốc trong cuộc họp đã yêu cầu các quan chức xem xét kiện Nhật Bản ra Tòa án quốc tế. 

Tại nước ta, ngày 29 tháng 4 năm 2022, khi được đề nghị bình luận về việc Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ đã xử lý ra biển. Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt nói “Việt Nam ủng hộ phát triển, sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh hạt nhân thuộc về quốc gia, song đòi hỏi có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ, minh bạch trong chia sẻ thông tin, ứng xử có trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn.”

Chuyển biến của vụ việc đến thời gian gần đây

Theo thông tin từ VTV.VN, tính đến tháng 2 năm 2023 đã có hơn 1,32 triệu tấn nước ô nhiễm đã qua xử lý tồn tại ở nhà máy. Số nước thải đó chiếm đến 96% khả năng lưu trữ của nhà máy. Đó là lý do công ty điện lực Tokyo đang rất nóng lòng để xả thải.

Mặc dù đã vấp phải nhiều phản đối nhưng Nhật Bản vẫn không thay đổi ý định. Theo kế hoạch được chính phủ Nhật Bản phê duyệt thì quá trình xả thải sẽ bắt đầu trong mùa xuân hoặc mùa hè năm nay. Cũng theo kế hoạch đó mỗi ngày nhà máy chỉ xả tối đa 500 tấn. Dự đoán mất từ 30 đến 40 năm để xả hết số nước thải. Đây cũng là thời gian đã được hoạch định cho việc chấm dứt sự hoạt động của nhà máy. 

 Khi đứng trước thông tin này, nhiều cư dân mạng đã nói lên ý kiến của mình.

BẤT CHẤP SỰ PHẢN ĐỐI TỪ QUỐC TẾ, NHẬT BẢN KIÊN QUYẾT XẢ NƯỚC THẢI TẠI FUKUSHIMA BẤT CHẤP SỰ PHẢN ĐỐI TỪ QUỐC TẾ, NHẬT BẢN KIÊN QUYẾT XẢ NƯỚC THẢI TẠI FUKUSHIMA BẤT CHẤP SỰ PHẢN ĐỐI TỪ QUỐC TẾ, NHẬT BẢN KIÊN QUYẾT XẢ NƯỚC THẢI TẠI FUKUSHIMA

Đa số những ý kiến xuất hiện gần đây thể hiện sự nghi ngờ và thái độ phản đối của người dân với kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý của Nhật Bản. 

Trích từ nguồn tờ báo nước ngoài reuters.com, bên họ đã có cuộc trao đổi với một ngư dân sống tại Fukushima có tên là Ono cho biết.

“Chúng tôi ở Fukushima hoàn toàn không làm gì sai, tại sao họ phải làm xáo trộn đại dương của chúng tôi?”. Ông Ono nói tiếp “Đại dương không chỉ thuộc về con người chúng ta – và nó không phải là thùng rác.”

“Trong trận sóng thần, tôi mất nhà, mất tất cả tài sản, mất em trai. Sau đó, chúng tôi gặp sự cố hạt nhân.” Ono nói.

“Nỗi đau của chúng tôi gấp hai hoặc ba lần nỗi đau của bất kỳ ai khác. Tại sao họ vẫn gây khó khăn cho chúng tôi? Tại sao lại xả nước vào đại dương Fukushima?”

Vấn đề môi trường luôn luôn cấp thiết

Dù Nhật ra quyết định như thế nào thì vấn đề môi trường là một vấn đề luôn luôn cấp thiết. 

Ở nước ta mọi người chắc chắn không thể quên vụ việc công ty Formosa Hà Tĩnh đã gây ra vụ ô nhiễm môi trường lớn nhất Việt Nam vào năm 2016. Nó đã trực tiếp ảnh hưởng đến bốn tỉnh thành miền Trung khiến cá chết hàng loạt. Ngay sau đó công ty này đã phải chi một số tiền lớn và một thời gian dài để nỗ lực cải thiện môi trường.  

Trong vụ việc Nhật xả nước thải nhiễm chất phóng xạ đã qua xử lý ra môi trường, câu chuyện chưa bao giờ ngừng gây tranh cãi. Thông qua vụ việc này cho chúng ta thấy những việc ảnh hưởng đến môi trường luôn được nhiều người quan tâm. Hiểu một cách khác môi trường dù thay đổi ít nhiều đều tác động đến sự sống của con người trên trái đất.

Từ vụ việc này chúng ta cần đưa ra bài học, để cuộc sống của con người không bị ảnh hưởng, chúng ta cần bảo vệ tốt môi trường tự nhiên. Ngoài ra những vụ việc có khả năng tác động lớn đến môi trường, cần có sự trao đổi đưa ra phương án tốt nhất từ nhiều phía. Nhất là trong tình trạng môi trường đang bị biến đổi nhiều như hiện tại.