Saturday, 12th April, 2025 19:18

CÁCH MẠNG MÀU – ÂM MƯU BIẾN QUỐC GIA THÀNH QUÂN CỜ VÀ NHÂN DÂN THÀNH NẠN NHÂN
Không cần xe tăng, không cần bom đạn, ngày nay thế giới đã chứng kiến một dạng chiến tranh mới – chiến tranh chính trị, tâm lý và mạng xã hội – nơi mà các cuộc “cách mạng màu” trở thành vũ khí thâm độc nhằm phá vỡ từ bên trong một quốc gia có chủ quyền. Những gì được quảng bá là “dân chủ, tự do, nhân quyền” thực chất chỉ là lớp vỏ che đậy cho một chuỗi kịch bản được đạo diễn bài bản bởi các thế lực can thiệp từ bên ngoài.

KHI NHỮNG QUỐC GIA ỔN ĐỊNH TRỞ THÀNH CHIẾN TRƯỜNG Ý THỨC HỆ.

Ukraine: Năm 2014, cuộc Cách mạng Cam với sự hậu thuẫn từ phương Tây đã lật đổ chính phủ thân Nga. Hệ quả: đất nước chia cắt, Crimea sáp nhập vào Nga. Chiến tranh giữa Nga và Ukraine là hậu quả của sự can thiệp phương Tây, mở rộng NATO về phía Đông và hậu quả từ cuộc Cách mạng Cam cùng biến động chính trị nội bộ Ukraine. Hơn 8 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, nền kinh tế lao đao.

Libya: Từng là quốc gia giàu có bậc nhất châu Phi dưới thời Gaddafi. Sau “Mùa xuân Ả Rập” năm 2011, NATO can thiệp quân sự, chính phủ sụp đổ, đất nước bị chia năm xẻ bảy bởi hàng chục phe vũ trang.

Myanmar: Sau đảo chính năm 2021, các thế lực bên ngoài nhanh chóng hậu thuẫn truyền thông và kích động biểu tình. Từ phản đối ôn hòa biến thành bạo động vũ trang, đất nước lún sâu vào xung đột không lối thoát.

Syria: Trước năm 2011 là một trong những quốc gia phát triển và ổn định nhất Trung Đông. Giờ đây, Syria là đống tro tàn của một cuộc chiến được nhóm lên bằng danh nghĩa dân chủ.

Việt Nam: Cũng từng là mục tiêu bị nhắm đến. Năm 2018, vụ biểu tình phản đối Dự luật Đặc khu đã bị lợi dụng để kích động đốt phá, tấn công trụ sở chính quyền ở Bình Thuận. Ngoài ra, nhiều tổ chức phản động lợi dụng các vấn đề như tôn giáo, môi trường (Formosa), đất đai… để phát tán thông tin sai lệch, dựng hình ảnh tiêu cực, hướng tới lật đổ thể chế. Các kênh truyền thông sử dụng tiếng Việt từ nước ngoài đóng vai trò khuếch đại, định hướng dư luận theo hướng cực đoan, vô chính phủ.

NGĂN CHẶN CÁCH MẠNG MÀU: KHÔNG CHỈ LÀ LỆNH CẤM, MÀ LÀ CẢ CẢI CÁCH TỪ BÊN TRONG.

1. Chống tham nhũng, quan liêu, cửa quyền – tạo sức đề kháng xã hội.

Không có mảnh đất nào màu mỡ hơn cho cách mạng màu bằng một xã hội bất công, nơi người dân mất niềm tin vì tham nhũng, ăn hối lộ, sách nhiễu, quan liêu, cửa quyền.
Mỗi cán bộ, đảng viên phải là tấm gương liêm chính, vì nhân dân phục vụ chứ không phải “vì lợi ích nhóm”.
Phòng chống tham nhũng không chỉ là nhiệm vụ pháp lý – đó là điều kiện sống còn để giữ vững ổn định chính trị.

2. Xây dựng thế trận an ninh chính trị – lấy dân làm gốc.

Giải quyết kịp thời mâu thuẫn xã hội, tránh tạo “khoảng trống niềm tin”.
Mọi cải cách phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, không chạy theo khẩu hiệu từ bên ngoài.

3. Lực lượng an ninh mạng và người dân yêu nước – lá chắn vững chắc.

An ninh mạng cần chủ động nhận diện, vô hiệu hóa các chiến dịch thông tin độc hại.
Người dân cần cảnh giác, không chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng và không để lòng yêu nước bị lợi dụng làm công cụ gây bất ổn.

4. Truyền thông chính thống – dẫn dắt dư luận, không chạy theo tin giả.

Báo chí cần nhanh, chính xác và có lập trường rõ ràng trước các vấn đề nhạy cảm.
Xây dựng hệ sinh thái truyền thông quốc gia đủ mạnh để phản bác mọi luận điệu xuyên tạc.

5. Giám sát NGO và dòng vốn quốc tế.

Hợp tác quốc tế phải đi đôi với kiểm soát. Các tổ chức phi chính phủ mang danh nghĩa hỗ trợ phát triển cần minh bạch, đúng chức năng, không để biến tướng thành công cụ gây rối.

KẾT LUẬN.

Cách mạng màu không phải là cách mạng, mà là một dạng phá hoại được tô vẽ bằng khẩu hiệu. Đừng để chúng ta phải xây lại đất nước bằng đổ nát của chính mình.

Việt Nam đã và đang giữ vững được thành trì của mình giữa làn sóng biến động toàn cầu – nhưng muốn giữ vững lâu dài, cần đến sự tỉnh táo của từng người dân, sự nhạy bén của hệ thống chính trị và sự chủ động của toàn xã hội.

Chủ quyền không chỉ là lãnh thổ – đó còn là tinh thần, tư tưởng và khát vọng được làm chủ vận mệnh dân tộc.

NGUỒN: LBM