Saturday, 18th January, 2025 10:02

CHA ÔNG MẤT BAO XƯƠNG MÁU GIÀNH HOÀ BÌNH GIỜ MỘT LỚP CON CHÁU ĐÒI KHAI PHÓNG ĐỘC LẬP?

Trong thời đại thông tin bùng nổ, những hình ảnh bất ổn từ các quốc gia đang phát triển đã trở nên quen thuộc trên mạng xã hội. Tuy nhiên, đằng sau những thông tin này là một hiểm họa tiềm ẩn đang nhắm vào tương lai của Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ – những người sẽ gánh vác trọng trách xây dựng đất nước trong những thập kỷ tới.

Tại sao là những thế hệ trẻ. Bởi đây là nhóm người dễ bị tác động bởi tính cách đang định hình, sử dụng mạng xã hội thường xuyên, và khao khát thay đổi xã hội. Tuy nhiên, thiếu kinh nghiệm sống có thể khiến họ đánh giá thiếu khách quan, dễ bị lôi kéo.

Chính vì thế, những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tổ chức tự xưng là “phi chính phủ” hay “xã hội dân sự”. Họ thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm với những chủ đề hấp dẫn như “dân chủ”, “nhân quyền”, hay “tự do ngôn luận”. Mục đích là để lôi kéo những người trẻ đang có nhu cầu khẳng định bản thân nhưng thực tế mục đích đằng sau những tổ chức này là kích động, lôi kéo đã được cảnh báo rất nhiều lần.

Đáng lo ngại hơn, xu hướng gửi sinh viên du học ở phương Tây, đặc biệt là trong các ngành nhạy cảm như chính trị học, quan hệ quốc tế, hay truyền thông đại chúng, đang gia tăng. Nhiều người trong số họ, sau khi trở về, mang theo những tư tưởng và cách nhìn khác biệt về xã hội. Điều này tự thân không phải là xấu, nhưng nó có thể trở thành mối nguy hiểm nếu không được định hướng đúng đắn.

Nếu để ý sẽ thấy, ngòi nổ và thủ lĩnh các cuộc “cách mạng màu” đều là số “thủ lĩnh sinh viên” được phương Tây, nhất là Mỹ đào tạo thông qua các chương trình học bổng, chương trình “nghiên cứu Hoa Kỳ dành cho thủ lĩnh sinh viên”, các trường như FullBright… Chân dung đó không hề hiếm gặp ở Bangladesh hiện nay.

Gần đây, có thông tin về việc một số tổ chức như USAID hay các quỹ tư nhân của phương Tây tăng cường cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam trong các ngành như luật, chính sách công, truyền thông. Đây là điều cần phải cảnh giác.

Một điều cần phải đặc biệt được lưu ý là một số trường tư thục giảm nhẹ hoặc thậm chí loại bỏ môn lịch sử Việt Nam khỏi chương trình học. Thay vào đó, họ tập trung vào các mô hình giáo dục và lối sống phương Tây. Ta có thể thấy xu hướng này ở một số trường quốc tế tại Việt Nam như British International School hay American International School. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ một thế hệ trẻ thiếu hiểu biết về cội nguồn, về những hy sinh và đấu tranh của cha ông để có được đất nước độc lập, tự do như ngày hôm nay. Còn gì nguy hiểm hơn việc lật sử?

Thế hệ trẻ những người quyết định tương lai của đất nước. Nếu không có nhận thức đúng và đủ sẽ rất nguy hiểm. Chính vì thế, mỗi người trẻ Việt Nam cần trang bị cho mình kiến thức sâu rộng về lịch sử, văn hóa dân tộc, cùng với khả năng tư duy độc lập và phản biện. Cần nhìn nhận một cách khách quan cả những thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển đất nước, để từ đó có thể đóng góp một cách hiệu quả và có trách nhiệm cho sự phát triển bền vững của Việt Nam.

NGUỒN: CÁNH CÒ