Sunday, 22nd December, 2024 10:10

Theo các chuyên gia y tế hàng đầu Ấn Độ, Nipah có thể sẽ là mối nguy hiểm mới cho toàn cầu giống như Covid-19.

Báo Dân Trí dẫn tin từ trang Sputnik, virus Nipah đang gây ra một đợt bùng dịch lớn tại bang Kerala (Ấn Độ) khiến quốc gia này gặp nhiều rắc rối. Nhiều chuyên gia của đất nước tỉ dân dự đoán, loại virus này có thể sẽ trở thành mối nguy hiểm đối với thế giới giống như Covid-19 trong tương lai.
Chuyên gia cảnh báo về virus mới: "Mối nguy hiểm cao như Covid-19"

Nhiều căn bệnh lạ liên tiếp xuất hiện tại Ấn Độ khiến không ít người quan ngại. (Ảnh: India Today)

“Nipah sẽ là mối nguy hiểm với toàn cầu mới như Covid-19”

Nipah là virus xuất phát từ loài dơi ăn hoa quả, chúng có thể lây nhiễm cho động vật và con người. Thậm chí, loại virus này cũng có thể làm lây lan từ người sang người. Theo giáo sư Stephen Luby (công tác tại Đại học Stanford, Mỹ), tỉ lệ lây nhiễm của nó không cao, nhưng chúng chứa nguy cơ tiềm ẩn mầm bệnh nguy hiểm.

Cụ thể, ông Luby cảnh báo: “Mặc dù vậy, mỗi lần một người bị nhiễm Nipah, virus này sẽ có cơ hội xâm nhập vào một môi trường mới và tìm cách thích nghi với cơ thể con người. Điều này có thể châm ngòi cho sự xuất hiện của một chủng Nipah mới có khả năng lây nhiễm giữa người với người cao hơn và có thể gây ra đại dịch“.

 
Loài dơi có thể lây lan bệnh dịch Nipah sang người. (Ảnh minh họa: Sức khỏe và Đời sống)

Loài dơi có thể lây lan bệnh dịch Nipah sang người. (Ảnh minh họa: Sức khỏe và Đời sống)

Tỉ lệ không qua khỏi từ căn bệnh này rơi vào khoảng từ 40% đến 75% hoặc cao hơn lên tới 90%, tùy theo từng thời điểm bùng dịch (số liệu được cung cấp từ Tổ chức Y tế thế giới). Từ dữ liệu trên, ông Luby cho rằng Nipah sẽ trở thành một đại dịch thay thế Covid-19 nếu nó lây lan mạnh mẽ. Bởi vậy, các quốc gia, đặc biệt là Ấn Độ phải đầu tư vào một số chiến lược nhằm làm giảm nguy cơ dịch bùng mạnh và phát triển những biện pháp ứng phó trong tình huống xấu nhất.

Song song với ý kiến của chuyên gia người Mỹ, tiến sĩ K. Puthiyaveettil Aravindan, công tác tại Trường Cao đẳng Y tế Chính phủ (Ấn Độ) cho biết hiện nay hệ thống y tế nước này chưa thể tìm ra Nipah một cách chính xác. Chúng liên tục thay đổi về mặt cấu tạo để dễ lây lan và gây ra những vấn đề nguy hiểm cho con người. Chính vị giáo sư này cũng nhận định: “Nipah sẽ là mối nguy hiểm mới với toàn cầu như Covid-19 do sở hữu nhiều yếu tố khác biệt“.

 
Hàng trăm người tập trung để an táng cho bệnh nhân nhiễm Nipah vào năm 2018. (Ảnh: Yahoo News)

Hàng trăm người tập trung để an táng cho bệnh nhân nhiễm Nipah vào năm 2018. (Ảnh: Yahoo News)

Ấn Độ liên tiếp xuất hiện nhiều căn bệnh lạ

Không chỉ dịch Nipah hay Covid-19, từ cuối năm 2020 đến nay, Ấn Độ đã ghi nhận không ít căn bệnh lạ được đánh giá là khá nguy hiểm.

Cụ thể, báo Thanh Niên đưa tin từ Times, vào cuối tháng 8/2021, nhiều người tại bang Uttar Pradesh của Ấn Độ bị sốt cao bí ẩn và đã có 68 trường hợp ra đi chỉ trong 1 tuần. Đáng chú ý, trong số 68 người không qua khỏi thì có tới 40 trẻ em. Biểu hiện của căn bệnh bí ấn này giống như sốt xuất huyết gây mất nước, giảm tiểu cầu. Tại một bệnh viện ở Firozabad, có đến 135 người đang giành giật sự sống và 70 trong số đó là trẻ em do mắc phải căn bệnh bí ẩn này.

Một số chuyên gia cho rằng, căn bệnh kỳ lạ trên có thể xuất phát từ tình trạng ngập nước, mất vệ sinh tại Ấn Độ trong thời gian qua.

 
Cảnh an táng một người nhiễm bệnh lạ tại Ấn Độ vào cuối tháng 8/2021. (Ảnh: Reuters)

Cảnh an táng một người nhiễm bệnh lạ tại Ấn Độ vào cuối tháng 8/2021. (Ảnh: Reuters)

Vào tháng 12/2020, giới chức Ấn Độ cũng phát hiện một căn bệnh “chưa thể đặt tên” khiến 1 người không qua khỏi và hơn 315 trường hợp nhập viện trong tình trạng lên cơn động kinh. Tuy nhiên, khi được chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện, những bệnh nhân này đã sớm hồi phục. Dẫu vậy, việc xuất hiện bệnh dịch lạ trong bối cảnh Covid-19 đang diễn ra cũng khiến cho nhiều người ở đất nước tỉ dân quan ngại.

Báo VnExpress thông tin, tiến sĩ S.N Aravinda – chuyên gia Tư vấn Nội khoa tại Bệnh viện Aster RV, Bangalore cho biết bệnh dịch Nipah có thể xảy ra tại các nước như Thái Lan, Philippines, Campuchia, Indonesia, Malaysia. Đây cũng là vấn đề lo lắng chung cho các quốc gia khác tại khu vực Châu Á ở thời điểm hiện tại.

Mong rằng trong thời gian tới, những thông tin tốt đẹp hơn sẽ được công bố.