Saturday, 18th January, 2025 6:15

Theo đó, vào hôm 26/4, văn phòng tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản ra thông cáo gửi đến Thủ tướng nước này là ông Fumio Kishida, kêu gọi ông gây sức ép lên các quốc gia này để cải thiện tình hình nhân quyền, với tư cách là một nhà đầu tư kinh tế và tài trợ lớn. Đối với ở Việt Nam, tổ chức này kêu gọi Thủ tướng Nhật chú ý đến tình trạng được cho là “gia tăng đàn áp” nhắm vào những “nhà hoạt động nhân quyền, và “bloggers”.

Không những vậy, trong thông cáo của HRW còn ngang nhiên công bố số liệu mà họ tự thống kê, đó là: “từ tháng 12 năm 2020 cho đến tháng 4 năm 2022, chính quyền Việt Nam đã bắt bớ, xét xử, và kết án tù đối với 51 người bao gồm những nhà hoạt động, nhà báo công dân, và nhà bất đồng chính kiến”. Đây rõ ràng là những thông tin xuyên tạc sự thật, những con số hoàn toàn sai lệch và mang tính định kiến, thù địch của HRW với Việt Nam.

Việt Nam – Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 21/9/1973. Sự tương đồng về văn hóa, về lịch sử, về truyền thống là những yếu tố quan trọng cấu thành chất keo gắn kết hai đất nước, hai dân tộc. Sau gần nửa thế kỷ, mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản không ngừng được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước vun đắp, trở thành tài sản chung quý báu của cả hai quốc gia.

Theo trang thông tin Báo Điện tử Chính phủ, chuyến thăm của Thủ tướng Kishida Fumio diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang tiếp tục phát triển tốt đẹp, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực; hai bên đang tích cực chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2023. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Có thể nói, quan hệ giữa hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, có sự tin cậy cao.

Còn đối với vấn đề nhân quyền, Việt Nam xác định con người vừa là mục tiêu và động lực của sự nghiệp phát triển đất nước, vừa là trung tâm của các chính sách kinh tế xã hội. Những thành quả quan trọng mà Việt Nam đạt được qua hơn 35 năm đổi mới về mọi mặt, trong đó có lĩnh vực quyền con người, là minh chứng rõ rệt cho chính sách bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của Việt Nam.

Nguyễn Tường Thụy và những cá nhân mà HRW đề cập trong thông cáo đều là những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật và việc cơ quan chức năng thi hành lệnh khởi tố, điều tra là việc làm cần thiết nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm của họ gây ra đối với xã hội. Ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác, những đối tượng vi phạm pháp luật đều phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Hoàn toàn không có chuyện bắt, xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật lại bị coi là đàn áp những nhà “bất đồng chính kiến” hay giam giữ “tù nhân chính trị” như những luận điệu mà HRW đưa ra.

Hành động gửi thư ngỏ của HRW với những thông tin sai lệch, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam rõ ràng là việc làm phi lý. Và chắc chắn, cả Việt Nam và Nhật Bản sẽ không để việc làm đó ảnh hưởng đến quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước.

 

NGUỒN:TỔNG HỢP