Thursday, 16th January, 2025 23:12

LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC XHCN ĐÔNG ÂU SỤP ĐỔ NHƯNG ĐẢNG TA VẪN VỮNG VÀNG TRƯỚC MUÔN TRÙNG SÓNG GIÓ, ĐƯA ĐẤT NƯỚC TIẾN LÊN, CÓ CƠ ĐỒ NHƯ HÔM NAY!

Cuối những năm 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Liên Xô – hòn đá tảng và là “anh cả” của CNXH đã sụp đổ; theo đó các nước XHCN ở Đông Âu cũng vì thế mà sụp đổ theo. Nhiều người cho rằng, Liên Xô và các nước theo chế độ XHCN trên toàn thế giới sụp đổ là thất bại của học thuyết Mác – Lê Nin, họ đồn đoán về sự thất bại toàn diện trên phạm vi toàn thế giới của chủ nghĩa cộng sản. Thế nhưng tất cả đã lầm! Việt Nam nhanh chóng nhận ra những sai lầm khuyết điểm mà đảng cộng sản Liên Xô mắc phải, để từ đó có những quyết sách đúng đắn, kịp thời; đưa cả dân tộc tiến lên. Thực tế cho thấy, việc Liên Xô và các nước theo con đường XHCN tan rã là do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân chính vẫn là các vấn đề nội tại; chính đảng viên của họ đã tiêu diệt đảng của họ.

Đảng Cộng sản Liên Xô đã trải qua rất nhiều khó khăn thử thách và đã vượt qua tất cả: Năm 1917, 35 vạn đảng viên đã lãnh đạo giai cấp công nhân Nga lật đổ ách thống trị của Sa hoàng, cùng nhân dân chống lại sự can thiệp vũ trang của 14 nước để bảo vệ thành công cách mạng. Năm 1941, 5.540.000 đảng viên đã cùng nhân dân chiến thắng phát xít Đức trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, lãnh đạo công cuộc xây dựng Liên Xô trở thành siêu cường. Vậy nhưng, năm 1991, Đảng Cộng sản Liên Xô với 20 triệu đảng viên lại sụp đổ, không phải do kẻ thù bên ngoài, mà chính là do những mầm mống diễn biến, tự diễn biến tư tưởng bên trong nội bộ Đảng. Phi chính trị hóa quân đội, truyền thông, báo chí và cả xét lại lịch sử, sai lầm trong cải tổ kinh tế mà người đứng đầu là Mikhail Gorbachev – Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Yakovlev, Trưởng Ban Tuyên Giáo Đảng Cộng sản Liên Xô.

Từ năm 1986 đến 1988, một loạt cán bộ chủ chốt của các tờ báo có ảnh hưởng lớn tại Liên Xô được thay thế bởi những người ủng hộ chủ trương “Tây hóa” của Gorbachev, từ đó các tờ báo này đã khuynh đảo dư luận, làm cho nhiều người dân ảo tưởng vào phương Tây và như thế “cả đàn sói đã chồm lên cắn vào lịch sử/ cào chiến công, xé xác những anh hùng”. Hàng loạt tướng lĩnh và đảng viên lão thành đều bị cho nghỉ hưu để nhường cho “lớp trẻ cấp tiến”, kinh tế chậm đổi mới, các vấn đề nội tại phát sinh cấp số nhân và ngày càng gay gắt…Điều gì đến đã phải đến, công lao mà Lê Nin và các thế hệ đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô trong phút chóc đã chìm xuống biển sâu! Đó là nỗi đau đoạn trường của những người Cộng sản trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta. Lãnh tụ vĩ đại của chủ nghĩa Cộng Sản, Lê Nin đã từng cảnh báo “không có kẻ thù nào, dù chúng hùng mạnh và hung hãn nhất có thể đánh bại được chủ nghĩa Cộng sản, ngoại trừ những người Cộng sản tự tiêu diệt chính họ, bằng những lỗi lầm không kịp khắc phục”. Tiếc thay, ngay trên quê hương của Lê Nin vĩ đại, hòn đá tảng của chủ nghĩa Xã hội lại sụp đổ một cách nhanh chóng vì những nguyên nhân nội tại là chủ yếu mà trước đó Lê Nin đã cảnh báo.

Kinh nghiệm máu xương từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thôi thúc Việt Nam phải kiên định Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và bản chất cách mạng nhất, khoa học nhất của chủ thuyết. Học thuyết Mác-Lênin nhất định phải được phát triển có tính đến những thay đổi diễn ra trên thế giới và tình hình trong nước. Đảng cộng sản Việt Nam không hề hoảng loạn hay hoang mang, giao động; vẫn trung thành tuyệt đối với Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Một mặt sáng tạo, đổi mới phù hợp với tình hình Việt Nam, một mặt mở rộng quan hệ quốc tế; chủ động đối thoại với Mỹ, Trung để bình thường hóa quan hệ. Những năm cuối thập niên 80, đầu 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đối diện với muôn trùng gian khó, tưởng chừng không thể gượng dậy được. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chưa lâu, lại phải đánh Pôn Pốt và quân bành trướng Bắc kinh, kéo dài đến cuối những năm 80. Đất nước kiệt quệ về kinh tế, bị tàn phá nặng nề; bị cấm vận kéo dài, làm phát tăng rất cao và đỉnh điểm là năm 1986, lạm phát 774%.

Trước tình hình đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 chính là bước ngoạt của cách mạng Việt Nam, là đại hội của đổi mới, đưa Việt Nam thoát khỏi khủng khoảng kinh tế, từng bước vươn lên và đạt được những thành tựu rực rỡ. Đại hội VI nhận rõ: “Tình hình kinh tế – xã hội đang có những khó khăn gay gắt; sản xuất tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; phân phối lưu thông có nhiều rối ren; những mất cân đối lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố; đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn… Nhìn chung, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu tổng quát do Đại hội lần thứ V đề ra là về cơ bản ổn định tình hình kinh tế – xã hội, ổn định đời sống nhân dân”.

Về nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, Đại hội nhấn mạnh trong những năm qua việc nhìn nhận, đánh giá tình hình cụ thể về các mặt kinh tế, xã hội của đất nước đã có nhiều thiếu sót. Do vậy đã dẫn đến nhiều sai lầm “trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế”. Đại hội thẳng thắn cho rằng: “Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”, đặc biệt là bệnh chủ quan duy ý chí, lạc hậu về nhận thức lý luận. Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa dựa trên 3 nguyên tắc: Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp. Phải xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lênin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3 mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa.

Sau ngày Liên Xô sụp đổ, chúng ta đã khó lại càng khó hơn. Yêu cầu cấp bách là phải đổi mới, nói như cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh là “những việc cần làm ngay”. Ta dần dân tháo được những khó khăn, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991 và Hoa Kỳ là 1995. Cùng năm 1995, ta trở thành thành viên Asean, tổ chức ban đầu lập ra là để chống Việt Nam và chủ nghĩa Cộng sản. Ngày nay, ta quan hệ trên bình diện rộng, vừa làm bạn được với cả Mỹ – Trung, vừa làm bạn được với Hàn Quốc – Triều Tiên…đó là sự sáng suốt trong đường lối ngoại giao của mền dẻo, khôn khéo của Đảng. Tạo dựng môi trường hòa bình, tranh thủ thời cơ và vận hội, thu hút đầu tư để phát triển đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Từ 1995 đến nay, chúng ta mới được yên ổn để tập trung phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh. Từ chỗ bị cô lập, đến nay ta đã thiết lập mối quan hệ với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ chỗ đói ăn trước đổi mới mà trở thành quốc gia có thu nhập trung bình; nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Cổ nhân dạy “dân dĩ thực vi thiên”, có nghĩa là, dân lấy cái ăn làm trời; họ cần tự do, ấm no, hạnh phúc và phẩm giá là tiêu chí hàng đầu và chỉ có đảng Cộng sản Việt Nam mới đem lại cho nhân dân Việt Nam điều đó. Lịch sử đảng trải qua 92 năm đã chứng minh một sự thật không thể chối cãi rằng: không một tổ chức nào đủ khả năng lãnh đạo đất nước, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đứng lên khai tử chế độ thực dân, đế quốc, làm nên những cuộc chiến vệ quốc vĩ đại nhất trong thế kỷ 20, đập tan âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Đánh tan Fulro và bè lũ Việt Tân do Hoàng Cơ Minh cầm đầu và các mưu đồ khủng bố, kích động bạo loạn; xây dựng một Việt Nam có cơ đồ, tiềm năng, vị thế và uy tín như hôm nay.

Để đạt những thành tựu như ngày hôm nay, nói như tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong là: “”Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, đó là sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Đảng thường xuyên xuyên tự đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam trong tình hình mới. Đoàn kết trên dưới một lòng để cùng nhau chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến bến bờ của sự ấm no, tự do, hạnh phúc như hôm nay. Năm 1995, GDP đầu người của Việt Nam là 358,7 USD, đứng thứ 175/195 quốc gia, là một trong 20 quốc gia nghèo nhất thế giới. Đến hết năm 2020, GDP đầu người là 3.497 USD, đứng thứ 121/195 quốc gia. Quy mô nền kinh tế đạt 340,6 tỷ USD, là nền kinh tế lớn thứ 37 thế giới, thứ 4 Đông Nam Á. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được cải thiện. Thực tiễn chỉ ra rằng, sau 25 năm, thu nhập đầu người Việt Nam đã cao gấp 9,75 lần, tăng 54 hạng (từ 175 lên 121, trong Asean vượt qua Philippines) và về qui mô nền kinh tế lớn gấp 12,9 lần, vượt qua 21 quốc gia (trong Asean có Singapore và Malaysia). Điều đó có nghĩa rằng 25 năm qua (1995-2020) chúng ta đã làm được kỳ tích. Việt Nam đã đưa nền kinh tế tăng gấp 10 lần cả về qui mô lẫn mức sống của người dân, tăng 21 hạng về qui mô nền kinh tế và tăng 54 hạng về thu nhập đầu người (thịnh vượng) trên bảng xếp hạng các quốc gia. Năm 2021, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu với những biến thể mới, cản trở đà phục hồi của kinh tế thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế năm 2021 chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua, tuy nhiên so với mức tăng trưởng bình quân chung của khu vực và trên thế giới thì mức tăng trưởng của Việt Nam vẫn cao hơn so với mặt bằng chung. Quốc phòng, an ninh được bảo đảm, an sinh và phúc lợi xã hội ngày càng tăng theo hướng phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân…

Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đoàn kết, chung lưng đấu cật để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vững vàng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đưa đất nước tiến lên. Người Việt Nam có khát vọng cháy bỏng và ý chí tự lực tự cường để cùng nhau tiến về phía trước, dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của tổ quốc. Chúng ta tiếp tục đổi mới, cải cách về thể chế, tiếp tục tự do hoá nền kinh tế, đẩy mạnh kinh tế tư nhân, đẩy mạnh khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hội nhập quốc tế sâu rộng hơn nữa. Cầu thị và xây dựng đất nước với cán bộ là công bộc của dân, xây dựng một Chính phủ theo hướng phục vụ, kiến tạo; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tạo điều kiện cho các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển, giải quyết tốt việc làm, từng bước xóa đói, giảm nghèo; tạo dựng môi trường thuận lợi cho đầu tư và phát triển bền vững, vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc.

Cộng đồng Quốc tế có cái nhìn tích cực về chúng ta, họ đánh giá dựa trên những phân tích khoa học, logic chứ không phải là nói cho đẹp lòng nhau! Họ đã dự báo triển vọng tươi sáng và vị trí đáng tự hào của kinh tế Việt Nam trong 15-25-30 năm nữa và chính Đảng ta cũng đã đặt mục tiêu đến năm 2045, cụ thể hóa bằng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Để đạt được những thành tựu nổi bật trên tất cả lĩnh vực như hiện nay là nhờ sự đoàn kết, nhất trí, trên dưới một lòng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; lòng dân – ý Đảng và ý Đảng – lòng dân hòa quyện vào nhau, hợp nhất để tạo ra sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Là cơ sở, là nền móng vững chắc để tin tưởng vào một ngày tươi sáng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong hai nhiệm kỳ vừa qua; Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã rất thẳng thắn nhìn vào thực tế, dám nghĩ, dám làm và cương quyết làm để triệt đối với tiêu cực, tham nhũng và các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Công cuộc “đốt lò” đã làm cho nhân dân Việt Nam rất tin tưởng, rất vui mừng, phấn khởi. Từ cán bộ, đảng viên bình thường cho đến tầm Ủy viên BCT, mắc sai phạm theo các mức độ khác nhau đều bị xử lý thích đáng theo điều lệ Đảng, theo quy định của pháp luật, không hề có vùng cấm nào cả! Đó chính là hồng phúc của nhân dân ta! Đảng đã từng ngày củng cố niềm tin từ nhân dân, gắn bó máu thịt với dân, vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân mà phụng sự.

Trong bối cảnh đại dịch covid 19 bủa vây, Đảng và nhà nước ta chủ trương “không bỏ ai ở lại phía sau”. Những người không may nhiễm bệnh, họ được chăm sóc, chữa trị chu đáo. Các tỉnh thành trong cả nước đoàn kết trên dưới một lòng để chống chọi với covid 19 và những gì tốt nhất đã được nhà nước ta mang vào tâm dịch, cùng với cán bộ và nhân dân khống chế và dập dịch! Gian nan mới tỏ mặt anh hùng, lúc khó khăn nhất là khi mà con người xích lại gần nhau nhất, đoàn kết nhất. Chúng ta cách li, điều trị cho người bệnh bằng tình yêu thương vô bờ bến; bộ đội, y, bác sĩ và cả hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở đã nỗ lực tối đa trên tinh thần không để ai bị bỏ lại, ấm tình đồng bào! Trong gian khó thì tình người phát lộ hơn bao giờ hết, nhân dân ta đối xử với nhau sự dịu dàng như lòng mẹ để bao bọc và chăm sóc, hy sinh cho nhau trong cơn hoạn nạn. Chứng minh cho thế giới thấy một Việt Nam nhân bản đến nhường nào.

Cổ nhân dạy rằng, trong hoạn nạn mới tỏ mặt anh hùng; lửa thử vàng gian nan thử sức là thế đó! Đại dịch bùng phát, tốc độ lây lan nhanh, đất nước đứng trước thử thách mới. Cả nước ta chẳng ai bảo ai, đã tự nguyện góp sức chống dịch. Việt Nam dũng cảm đánh giặc Covid-19 trên tuyến đầu và nhân dân ta là chỗ dựa, là hậu phương vững chắc để chi viện cho các “chiến trường” khắp cả nước. Câu chuyện nghĩa tình, tương thân, tương ái, đùm bộc lẫn nhau đã được người Việt Nam thay nhau kể. Đây là lúc tình đoàn kết dân tộc cao hơn lúc nào hết!

Nhiều nước trên thế giới không hiểu vì sao mà một Việt Nam nhỏ bé lại có thể chiến đấu và chiến thắng bất kỳ kẻ thù nào, suốt chiều dài lịch sử hơn 4000 năm. Đây là câu trả lời xác đáng nhất, dẫn chứng thuyết phục nhất về một Việt Nam bách chiến bách thắng. Cả dân tộc đồng lòng, chung sức thì không kẻ thù nào có thể chiến thắng được nhân dân Việt Nam. Covid-19 hiểm ác nhưng rồi sẽ phải bị khai tử bởi người Việt. Khi khó khăn nhất là lúc người Việt mạnh mẽ nhất. Cả nước một lòng, quyết chiến và toàn thắng giặc Covid-19 tàn bạo vì dưới gầm trời này, không đâu bằng tổ quốc của chúng ta. Ngoại giao vắc xin là điểm sáng của Việt Nam, Đảng, nhà nước ta đã tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế nhằm tìm kiếm nguồn vắc xin để tiêm cho nhân dân. Bộ Y tế cho biết tính đến ngày 6/3/2022, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 219 triệu liều vaccine phòng COVID-19, thực hiện tiêm chủng hơn 197,5 triệu liều; trong đó người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1 đạt 100%, mũi 2: 98,7% và mũi 3: 38,4%. Trẻ em trong độ tuổi 12-17 tuổi đã tiêm mũi 1 là 99%, mũi 2 là 93,8%. Đó là cơ sở, là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc phòng chống covid 19, Việt Nam đã thực hiện thành công chiến lược vaccine ‘đi sau – về trước’ với chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay, trở thành một trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine cao nhất trên thế giới.

Phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như tham những vẫn tiềm ẩn, khó lường và ngày càng tinh vi hơn; năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu đặt ra; đất nước ta vẫn chưa phải là đất nước có nền khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt nhưng vẫn chưa bằng các nước phát triển; tái cơ cầu nền kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế cần tập trung tháo gỡ…Đó là điều mà nhân dân hy vọng vào nhiệm kỳ XIII của Đảng sẽ từng bước tháo gỡ những khó khăn, thách thức; tranh thủ thời cơ và vận hội mới để đưa cả nước tiến lên. Dù còn nhiều khó khăn, bất cập nhưng phải khẳng định rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa cả dân tộc “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”, chính Đảng chứ không phải tổ chức nào khác đủ sức mang gành nặng tổ quốc trên đôi vai của mình! Rồng Việt Nam sẽ cưỡi sấm lên trời

Mặc dù CNXH hiện thực ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu sụp đổ, nhưng điều này không có nghĩa là lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về CNXH và con đường đi lên XHCN là sai làm, là thất bại. Không thể đồng nhất sự sụp đổ của CNXH hiện thực ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu với sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác – Lênin về CNXH. Đây là sự sụp đổ của một mô hình CNXH giáo điều, rập khuôn, cứng nhắc, bảo thủ, không đổi mới; sự sụp đổ của nhận thức sai lầm, giáo điều về CNXH. Sự nghiệp đổi mới và phát triển ở Trung Quốc, Lào, Cu Ba, Triều Tiên hay những quốc gia có khuynh hướng cánh tả như Venezuela và một số nước Mỹ La Tinh cũng chứng tỏ CNXH với tư cách là một lý tưởng, một chế độ chính trị, một phong trào hiện thực vẫn tồn tại và phát triển. Do vậy, có thể khẳng định lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về CNXH vẫn là một giá trị bền vững.

Thời đại ngày nay đang có nhiều biến đổi ngày càng khó lường, có nhiều học thuyết khác nhau nhưng chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn là thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho giai cấp công nhân hiện đại và nhân loại tiến bộ. Với lý luận hình thái kinh tế-xã hội, học thuyết về vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, với phương pháp biện chứng duy vật và quan niệm duy vật về lịch sử, chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn trang bị cho giai cấp công nhân hiện đại cách tiếp cận khoa học, khách quan về thế giới đương đại cũng như con đường giải phóng con người, trước hết là giải phóng giai cấp công nhân. Trên cơ sở tiếp cận khách quan, khoa học, giai cấp công nhân với phương pháp luận khoa học biện chứng sẽ nhận thức rõ quy luận vận động của lịch sử loài người. Trên cơ sở đó, tin tưởng vào tương lai của nhân loại một cách có căn cứ. Dù thế giới có đổi thay, dù khoa học công nghệ có biến đổi nhanh, khó lường, dù chủ nghĩa đế quốc không từ thủ đoạn nào chống phá, bôi nhọ, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, nhưng với thế giới quan, phương pháp luận khoa học, giai cấp công nhân hiện đại vẫn tin vào chính chủ nghĩa Mác – Lênin, tin vào tương lai tươi sáng của nhân loại, tin vào con đường giải phóng mình và giải phóng nhân loại tiến bộ.

Chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn là học thuyết khoa học duy nhất đáp ứng yêu cầu giải phóng triệt để con người khỏi mọi hình thức nô dịch, áp bức. Liên Xô và các nước theo CNXH sụp đổ nhưng chúng ta vẫn vững vàng; chế độ ta vẫn chiếm trọn niềm tin yêu và cả trái tim của nhân dân Việt Nam đời đời văn hiến. Điều đó chứng minh rằng: Liên Xô sụp đổ là do tự chính tay họ đã tạo ra chứ không phải là thất bại của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin; sai lầm khuyết điểm không thể vãn hồi của Liên Xô chính là bài học xương máu để Đảng ta lấy làm gương tự đổi mới, tự chấn chỉnh mình. Nhân dân Việt Nam tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng sẽ đưa đất nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu, như lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn./.

NGUỒN: LÃO CHĂN BÒ