Friday, 29th March, 2024 21:50

PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?

Ngày 31 tháng 8 năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Hải quân Pháp do Genoully (phía Pháp) và Palnanca (phía Tây Ban Nha) chỉ huy tấn công cảng Đà Nẵng bằng thuyền chiến và tập kết quân ở Sơn Trà.

Ngày 1 tháng 9 năm 1858, Genoully gửi tối hậu thư buộc trấn thủ Trần Hoàng đang giữ Đà Nẵng trong hai giờ phải giao nộp cho quân Pháp tỉnh này. Nhưng chưa tới hạn, Genoully ra lệnh bắn phá đồn Điện Hải, An Hải.

Triều đình Huế nghe tin căng thẳng ở Đà Nẵng, Tự Đức cử ngay Nguyễn Tri Phương tổng chỉ huy mặt trận đem quân giải quyết căng thẳng. Nguyễn Tri Phương cho quân đào hào, sơ tán dân, lập một hàng rào ở mé biển để vây quân Pháp ở Sơn Trà.

Suốt 5 tháng vây hãm, cái đói và nóng nực đã khiến quân Pháp mệt mỏi, Pellerin khuyên Genoully đưa quân ra Bắc sẽ có giáo dân giúp nhưng luận điệu giáo dân giúp chỉ làm Genoully bực bội.

Ngày 2 tháng 2 năm 1859, Genoully để lại một số tiểu đoàn chống cự quân Nguyễn Tri Phương ở Đà Nẵng còn lại theo đường biển từ Vũng Tàu ven theo tiến vào Gia Định.
Gia Định

Tại Vũng Tàu:
Ngày 9 tháng 2 năm 1859, quân Pháp tiến vào Vũng Tàu. Sáng ngày 10 tháng 2, quân Pháp nổ súng, công phá các đồn ven biển và dùng quân bộ có trợ giúp tàu chiến tấn công đồ Phúc Thắng, Lương Thiện, Phúc Mĩ, Danh Nghĩa có nhiệm vụ bảo vệ đường sông hướng vào Gia Định. Sau đó, các tàu chiến Pháp đi một cách chậm chạp men theo sông Cần Giờ tiến vào cửa thủy Gia Định.

Tại Nhà Bè: Cửa thủy Gia Định có chặng sông Nhà Bè với 12 đồn ven sông chặn đánh với tàu chiến Pháp suốt 6 ngày đêm. Đặc biệt, các lính thủy đồn Giao Khẩu và Hữu Bình đột kích đánh đắm hai thuyền La Dragon va Avalanche của Pháp. Sáng ngày 16, quân Pháp chậm rãi vào đậu sát sông Bến Nghé.

Tại Gia Định:
Ngày 17 tháng 2 năm 1859, tàu chiến Pháp tập trung hỏa lực bắn phá cửa thành Gia Định rồi đem quân đánh mạnh vào mặt thành tới trưa. Tàu chiến Pháp sau đó chuyển hướng bắn nát các lỗ châu mai quân trong thành khiến thế bị vỡ, trấn thủ Võ Duy Ninh xấu hổ tự sát.

Tháng 3 năm 1859, Genoully cho phá thành rồi cùng quân vào tàu tiến vào tiếp tế Đà Nẵng.

Ngày 8 tháng 5 năm 1859, quân Pháp đánh phá các đồn Điện Hải, Phúc Ninh, Thạch Giản khiến Nguyễn Tri Phương phải rút quân cố thủ phía sau nhưng Genoully cũng thiệt hại nặng phải rút về Gia Định không dám tiến sâu thêm.

Pháp đánh với Áo ở Ý, Genoully được triệu về nước và thay ông là Page. Page táo bạo cho quân đánh dọc phía bắc Đà Nẵng và làm chủ đèo Hải Vân, rồi đánh thẳng vào Huế. Nhưng Page thất bại, quân Pháp thiệt hại tới 300 quân. Năm 1860, Page đành cho quân Pháp rút hoàn toàn vào Gia Định.

Quân Pháp dành thế chủ động ở Trung Quốc và cử Page đánh Hoa Bắc. Quân Pháp ở Gia Định chỉ có 1000 quân phải trải dài chiến tuyến 10 km lúc này Channer được thay tới. Nguyễn Tri Phương từ Đà Nẵng tiến vào phía Nam lập đồn Chí Hòa để quân Pháp không thể tiến ra ngoài Gia Định.

Ngày 25 tháng 10 năm 1860, Pháp tiếp viện cùng sự giúp sức của hải quân ngoài Thái Bình Dương tập trung ngoài đồn Chí Hòa.

Ngày 7 tháng 2 năm 1861, cùng 4000 quân và 50 thuyền chiến tập trung đông đủ được chính phủ Pháp giao quyền Đô đốc Channer cho tập dợt, bắn pháo thị uy đồn.

Ngày 24 tháng 2 năm 1861, hơn 8000 quân Pháp nổ súng cả pháo bắn tới tấp vào đồn, quân bộ được yểm trợ bằng súng cối chạy vào đồn đánh xáp lá cà với quân trong đồn. Thế yếu, quân Nguyễn Tri Phương chống cự tới kiệt sức đành tháo chạy, lỗ châu mai trong đồn bắn vào quân Pháp đủ để quân rút lui an toàn. Đồn Chí Hòa chỉ trong phút chốt thất bại nặng nề. Nguyễn Tri Phương đem quân trú đồn Thuận Kiều.

Ngày 28 tháng 2 năm 1861, quân Pháp công kích đồn Thuận Kiều, Nguyễn Tri Phương rút về Biên Hòa. Pháp thừa thắng xông tới đánh tan quân Huế, chiếm được Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long.

Hiệp ước Nhâm Tuất:
Phan Thanh Giản với vai trò là Chánh sứ và Lâm Duy Hiệp là Phó sứ được cử đi điều đình với Pháp, sau đó đại diện cho triều đình Tự Đức ký kết hiệp ước hòa bình và hữu nghị: Hòa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn.

Hiệp ước gồm 12 khoản, theo đó, 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn (Côn Đảo) được nhượng cho Pháp (khoản 3 Hiệp ước); triều đình phải trả cho Pháp và Tây Ban Nha một khoản bồi thường chiến phí là 4 triệu piastre trong 10 năm, mỗi năm 400.000 đồng (quy ra bạc là 288 nghìn lạng – khoản 8 Hiệp ước); đổi lại, người Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều đình Huế, nhưng kèm theo điều kiện là triều đình Huế phải có biện pháp chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống lại người Pháp ở các tỉnh (khoản 11 Hiệp ước).

Pháp tấn công Hà Nội lần thứ nhất:
Năm Quý Dậu 1873, thiếu tướng Dupré ở Nam Kì lấy cái cớ loạn Jean Dupuis ở Hà Nội nên sai đại úy hải quân Françis Garnier đem quân tấn công thành Hà Nội. Chỉ một giờ thì thành vỡ, tướng Nguyễn Tri Phương bị thương nặng. Bị Pháp bắt, ông không cho băng bó và nhịn ăn đến chết. Trong 20 ngày, Bắc Kỳ mất 4 tỉnh.

Khi ấy có Lưu Vĩnh Phúc là đầu đảng của giặc Cờ Đen về hàng triều đình Huế, vua Tự Đức phong cho chức Đề đốc để phụ đánh quân Pháp. Lưu Vĩnh Phúc đem quân ra đánh thành Hà Nội. Françis Garnier đem quân ra nghênh thì bị phục kích chết ở cầu Giấy. Paris biết chuyện nên triệu thiếu tướng Dupré về Pháp. Dupré tìm cách đỡ tội, sai đại úy hải quân Paul-Louis-Félix Philastre ra Hà Nội để trả lại thành và 4 tỉnh bị chiếm.

Hai bên ký hoà ước năm Giáp Tuất 1874, trong đó triều đình Huế công nhận cả miền Nam là thuộc về Pháp và Pháp cũng bồi thường lại cho Việt Nam bằng tàu bè và súng ống.

Tấn công Hà Nội lần thứ hai:

Năm 1882, thống đốc Le Myre de Vilers gởi thư cho triều đình Huế nói rằng vua ngu tối, bất lực, đất nước loạn ly, Pháp phải trấn an miền Bắc để bảo vệ quyền lợi của dân Pháp. Một mặt Le Myre de Vilers gửi đại tá hải quân Henri Rivière ra Hà Nội, đưa tối hậu thư cho quan Tổng đốc Hoàng Diệu bắt phải hàng. Đúng 8 giờ sáng thì quân Pháp tấn công, 11 giờ thành đổ, ông Hoàng Diệu treo cổ tự tử.

Khâm sai Pháp ở Huế là Rheinart sang thương thuyết, trong đó đòi nước Việt Nam phải nhận nước Pháp bảo hộ và nhường thành thị Hà Nội cho Pháp. Triều đình cho người sang cầu cứu Trung Quốc. Triều đình nhà Thanh được dịp bèn gởi quân qua đóng hết các tỉnh Bắc Ninh và Sơn Tây. Quân Pháp và quân Trung Quốc giao tranh. Đại tá Henri Rivière bị quân Cờ Đen giết tại cầu Giấy.

NGUỒN: HOA ĐẸP MIỀN ĐÔNG