Friday, 19th April, 2024 5:41

TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM LÀ HIỆN THỰC KHÔNG THỂ BÁC BỎ, XUYÊN TẠC!

Ngày 02/12/2022, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố đưa Việt Nam vào “Danh sách Theo dõi Đặc biệt” (Special Watch List) về tự do tôn giáo với lý do cho rằng chính quyền Việt Nam đã “sách nhiễu, hành hung, bắt người, truy tố, theo dõi, từ chối hoặc không trả lời yêu cầu đăng ký và các yêu cầu xin phép khác của các tổ chức tôn giáo độc lập”; hay “bắt giữ và xét xử bốn người của Tịnh Thất Bồng Lai – một tổ chức tôn giáo độc lập ở Long An”. Ngay lập tức tuyên bố này đã gây phản ứng dữ dội trên cộng đồng mạng Việt Nam. Rất nhiều tiếng nói phản ứng gay gắt, lên án Bộ Ngoại giao Mỹ dối trá, “nhắm mắt nói bừa”, nhất là luận điệu cho rằng “Tịnh Thất Bồng Lai là tổ chức tôn giáo độc lập” không khác nào một hành động cố tình bao che cho những kẻ vi phạm pháp luật, lừa dối dư luận thế giới, chống phá Việt Nam dưới vỏ bọc “tự do tôn giáo”!

Việt Nam là một đất nước tự do, được quản lý bằng Nhà nước thông qua Hiên pháp và pháp luật. Việc bảo đảm thực thi quyền con người, quyền công dân trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đã được ghi rõ trong Hiến pháp và pháp luật và được Nhà nước thực thi đầy đủ. Hiện nay, ở Việt Nam có 37 tổ chức tôn giáo, thuộc 16 tôn giáo. 04 tổ chức và 01 pháp môn được Nhà nước cấp giấy đăng ký hoạt động và có hàng ngàn nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung độc lập. Các tổ chức tôn giáo, các tín đồ đều nêu cao tinh thần yêu nước, hoạt động theo quy định của pháp luật, cùng thực hành đoàn kết Lương – Giáo, đồng hành cùng dân tộc, hướng tới xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất, tự do, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh. Cùng với đó, Nhà nước Việt Nam cũng tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo trong việc đăng ký sinh hoạt, thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo, trong việc in ấn, phát hành kinh sách, đồ dùng việc đạo hay trong giao lưu, hợp tác quốc tế, an sinh xã hội.

Ngay trong Đại dịch Covid-19 vừa qua, tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo một lần nữa được chứng minh. Các tổ chức và các tín đồ của các tôn giáo như: Công giáo, Tin Lành, Phật Giáo, Cao Đài, Hoà Hảo,… đều đoàn kết một lòng, thực hành đường lối, chính sách của Nhà nước, quy định của cơ quan chức năng, tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch. Không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, người dân Việt Nam đã tích cực tham gia chống dịch như “chống giặc”, mỗi gia đình là một pháo đài, mỗi người dân là chiến sĩ… sát cánh cùng các lực lượng của Nhà nước ở các cấp đẩy lui dịch bệnh, sớm đưa đất nước vào trạng thái bình thường mới, vừa chống dịch hiệu quả, vừa thúc đẩy phục hội, phát triển kinh tế, giữu vững ổn định chính trị, xã hội. Việt Nam được Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế lớn, có uy tín và cộng đồng quốc tế đánh gia là một hình mẫu về ứng phó với thảm dịch bệnh Covid-19.

Thực tế cho thấy, Mười tháng đầu năm 2022, nền kinh tế Việt Nam đã giữ đà tăng trưởng ổn định, với nhiều điểm sáng. Tổng thu nhập quốc dân (GDP) tăng 8,83%, là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ kể năm 2011 đến nay. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 2,89% so với cùng kỳ 2021. Cả nước có 125,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký gần 1.379,2 nghìn tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho 835 nghìn lao động, tăng 34,3% về số doanh nghiệp, tăng 5,7% về vốn đăng ký và tăng 18% về số lao động. Kim ngạch xuất khẩu, đạt 312,82 tỷ USD, tăng 15,9%; Kim ngạch nhập khẩu, đạt 303,42 tỷ USD, tăng 12,2. Việt Nam đã xuất siêu 9,4 tỷ USD. Tính đến ngày 20/10/2022, Việt Nam thu hút 1.570 dự án mới, cộng với các dự án đầu tư từ trước tăng vốn đạt gần 22,46 tỷ USD; đón 2.357.200 lượt khách du lịch nước ngoài, cao gấp 18,8 lần, v.v. Sự phát triển ổn định của nền kinh tế Việt Nam được các cơ quan truyền thông quốc tế và nhiều tổ chức tài chính thế giới đánh giá tích cực, coi đây là minh chứng điển hình cho thấy các chính sách của Chính phủ đang phát huy hiệu quả.

Ngày 27/7/2022, tờ Nikkei Asia của Nhật Bản đánh giá: với việc kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tỉ lệ bao phủ vắc xin và mở cửa nền kinh tế, Việt Nam tăng 48 bậc, xếp thứ 14 trong bảng xếp hạng 121 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên Chỉ số phục hồi sau Covid-19. Ngày 27/9, tờ Nikkei Asia tiếp tục nhận định: Việt Nam đang khẳng định vai trò đầu tàu tăng trưởng của châu Á và dự báo năm 2022 ở 7,2% (so với mức dự báo 5,3% được đưa ra vào tháng 4/2022). Ngày 28/9, tờ The Diplomat (tạp chí tin tức quốc tế về chính trị, xã hội và văn hóa ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, có trụ sở tại Washington, Hoa Kỳ) khẳng định: Việt Nam đang trở thành nền kinh tế đầu tàu của châu Á và tin tưởng rằng Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực trong năm 2022. Với tiêu đề “7 kỳ quan kinh tế trong một thế giới đầy lo lắng”, tờ Financial Times (Thời báo tài chính) – một tờ báo về kinh doanh quốc tế, số ra hàng ngày tại London và 23 thành phố trên toàn thế giới, ngày 26/9/2022 nhận định: Việt Nam là 1 trong 7 quốc gia nổi bật, bên cạnh Indonesia, Ấn Độ, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Saudi Arabia, Nhật Bản, trong bối cảnh nhiều nền kinh tế trên thế giới đang “chùn bước” do suy thoái và tỷ lệ lạm phát cao, Việt Nam là cái tên “ít gây ngạc nhiên nhất” được nêu lên trong nhóm các nước nổi bật,… đang đạt mức tăng trưởng trên 7%, tốc độ nhanh nhất trên thế giới, thông qua việc đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu và mở cửa nền kinh tế. Trang tin chuyên về du lịch reisereporter.de của Đức, đưa Việt Nam vào top 10 điểm đến du lịch đẹp nhất nên khám phá; là đất nước với kho tàng văn hoá và phong cảnh rất ngoạn mục. Đến với Việt Nam, du khách có thể hòa mình vào nhịp sống sôi động của thủ đô Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh hào nhoáng. Bên cạnh đó, Hội An, thủ phủ của đèn lồng ở Việt Nam, cũng là nơi chắc chắn đáng để ghé thăm. Ngoài Việt Nam, bài báo cũng đề xuất những điểm du lịch “tránh Đông” nên đến cho người Đức gồm Chile, Florida (Mỹ), Cuba, Maroc, Mexico, Panama, Sri Lanka, Tasmania (Australia) và Abu Dhabi (UAE).

Trong báo cáo điểm lại tháng 8 năm 2022, Ngân hành Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,2% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023; lạm phát bình quân chỉ ở mức 3,8% trong năm 2022. Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), nhận định tăng trưởng của Việt Nam là 7% do chính sách hỗ trợ như lãi suất thấp, tăng trưởng tín dụng mạnh và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ đã giúp gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo, hoạt động bán lẻ và du lịch. Việt Nam là quốc gia phát triển nhanh nhất trong số các nền kinh tế lớn ở châu Á. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) dự báo: nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,7% trong quý II năm 2022 và đạt trung bình 6,4% trong nửa đầu năm; năm 2022, tăng trưởng ở mức 6,5% trong năm 2022 (như dự báo trong tháng 4/2022). Trong báo cáo tháng 8/2022 tập đoàn Moody (một Tổ chức đánh giá trái phiếu tín dụng trong kinh doanh có trụ sở ở ơ thành phố New York, Tiểu bang New York, Hoa Kỳ) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 đạt 8,5% – cao nhất so với các nền kinh tế trong khu vực.

Theo Bảng xếp hạng quốc gia Chỉ số phức tạp kinh tế (Economic Complexity Index-ECI) của Phòng Thí nghiệm tăng trưởng Trường Đại học Harvard, Hoa Kỳ: chỉ số tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã tăng được 18 bậc (từ 70 lên 52); Việt Nam sẽ trở thành 1 trong 6 nước thuộc cực tăng trưởng Châu Á có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới vào năm 2030. Báo cáo Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ công bố ngày 14/11 cho biết: số học sinh, sinh viên Việt Nam học tại Mỹ trong năm 2021-2022 là 20.713, chiếm 2,2% tổng số học sinh, sinh viên nước ngoài học tập tại Mỹ đã đóng góp 721 triệu USD cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Ngày 26/8/2022, Đại sứ quán Việt Nam tại Canada đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam, ông Paul Thoppil, Trợ lý Thứ trưởng Ngoại giao Canada đến dự bày tỏ cảm phục về hành trình 77 năm qua của Việt Nam – đất nước hình chữ S – đã chuyển mình ấn tượng, vươn lên vị trí của một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Gần đây nhất, ngày ngày 19/11/2022, tại Bangkok (Thái Lan), Tổng giám đốc IMF – Kristalina Georgieva khi gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bên lề Hội nghị cấp cao APEC 2022 đã khẳng định, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, Việt Nam vẫn là điểm sáng về tăng trưởng, ổn định tại khu vực. Những chỉ số phát triển và đánh giá về nền kinh tế Việt Nam nói trên là minh chứng cho đường lối lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn. Chưa bao giờ Việt Nam có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay.

Kết quả đó phản ánh nỗ lực của hệ thống chính trị Việt Nam, vừa quyết tâm đưa đất nước phục hồi kinh tế, đời sống người dân sau tổn thất nặng nề của dịch bệnh, vừa đảm bảo thúc đẩy, phát triển quyền con người toàn diện nhất, trong đó có quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Thật tiếc cho cơ quan thuộc Chính phủ Hoa Kỳ chỉ vì bảo kê, hậu thuẫn cho những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam, khiến dư luận, dân chúng bất bình mà gây tổn hại quan hệ song phương mà chính phủ và người dân hai bên đều đang nỗ lực thúc đẩy.

NGUỒN: NHANQUYEN.ORG