Thursday, 19th September, 2024 14:34

FULBRIGHT CÓ PHẢI LÀ Ổ 3SỌC KHÔNG?

Gần đây trên mạng lại nóng lên chuyện Đại học Fulbright (FUV) bị cáo buộc là một “ổ nuôi cấy Việt gian tay sai” và dẫn đầu cuộc cách mạng màu tại Việt Nam. Những chỉ trích này không phải là thiếu căn cứ, bởi từ khi trường này được lập ra đã mang lại nhiều cuộc tranh cãi.

Bổ nhiệm cựu sĩ quan chỉ huy thảm sát thường dân VN làm chủ tịch FUV

Năm 2016, ông Bob Kerrey nhận lãnh vị trí lãnh đạo FUV là Chủ tịch Hội đồng tín thác. Tuy nhiên từ những gì mà ông đã từng làm trong quá khứ tại VN đã tạo nên luồng dư luận phản đối mạnh mẽ và dấy lên những nghi ngờ về ý đồ thực sự của Hoa Kỳ đối với FUV. Việc Mỹ lựa chọn một nhân vật gây tranh cãi như Bob Kerrey để đứng đầu một tổ chức giáo dục tại Việt Nam đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về sự chân thành trong mối quan hệ hợp tác này. Bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội khẳng định: “Ông Bob Kerrey là người đã trực tiếp tham gia vào cuộc thảm sát thường dân vô tội, phụ nữ, trẻ em, người già tại thôn Thạnh Phong (Bến Tre) vào tháng 2.1969, điều này không thể chối cãi và chính ông Kerrey cũng thừa nhận”. Do đó, theo bà, nói theo cách nhẹ nhất, ông Bob Kerrey hoàn toàn không nên giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng tín thác FUV. Sự phản đối chính thức, cứng rắn của người Việt Nam, buộc ông phải ra đi trong cay đắng và tủi nhục. Điều này không những làm xấu mặt bản thân Bob Kerrey những ngày cuối đời mà còn khắc đậm mãi mãi một vết nhơ cho Đại học Fulbright ngay từ ngày đầu thành lập.

Lập chương trình đào tạo “thủ lĩnh sinh viên”

Năm 2020 Mỹ tuyên bố chi 5 triệu USD từ cái gọi là “Quỹ Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á” (YSEALI) để thành lập Học viện YSEALI đặt tại ĐH Fulbright Việt Nam. Quỹ này trong chuỗi hoạt động của cựu Tổng thống Barack Obama được giới thiệu rằng là “nhằm tăng cường năng lực lãnh đạo và kết nối trong ASEAN, làm sâu sắc thêm sự gắn kết với các thủ lĩnh trẻ trước các thách thức then chốt của khu vực và toàn cầu, và thúc đẩy quan hệ giữa nhân dân Hoa Kỳ và các thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á” Nhưng thực chất là nhằm tuyển chọn, nhồi sọ và huấn luyện lực lượng làm mầm mống cho cái gọi là “xã hội dân sự” hay nói đúng bản chất là tạo dựng, nuôi dưỡng nhân tố nòng cốt cho một cuộc cách mạng màu bất bạo động ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó chủ yếu là nhằm vào Việt Nam. Ở Việt Nam, trong số các sinh viên tham gia chương trình thủ lĩnh sinh viên YSEALI, có tới ít nhất 3 người đã trở thành đối tượng bị xét xử về các tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước…”, “Hoạt động chống Chính quyền nhân dân…”. Trong đó Trần Hoàng Phúc là một cái tên tiêu biểu. Năm 2016, khi Tổng thống Mỹ Obama thăm Việt Nam, với tư cách là thành viên YSEALI, Trần Hoàng Phúc đã được mời dự cuộc gặp mặt với ông Obama. Ngày 03/7/2017, Trần Hoàng Phúc bị cơ quan an ninh bắt giữ theo Điều 88 về hành vi tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước. Và gân đây nhất ông Muhammad Yunus, người tuyên thệ nhậm chức người đứng đầu Chính phủ lâm thời Bangladesh, cũng từng là sinh viên nhận học bổng Fulbright, và sự nghiệp của ông được cho là có sự can thiệp và hỗ trợ từ chính quyền Washington.

Xuyên tạc lịch sử “kháng chiến chống Mỹ”

Một vài năm trước, câu chuyện Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) chiếu bộ phim tài liệu “Chiến tranh Việt Nam” của Ken Burns và Lyun Novick cho sinh viên đã làm dư luận dậy sóng. Đây là bộ phim tài liệu có nội dung “lật sử” khi cho rằng cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam từ tháng 5-1970 đến tháng 3-1973 là “cuộc nội chiến”. Hệ quả là, Đàm Bích Thủy, Chủ tịch sáng lập FUV, khi nói chuyện với John Swallow, Chủ tịch Cao đẳng nghệ thuật Carthage, đã nói rằng: “Sau khi cho các sinh viên của FUV xem một tập trong bộ phim tài liệu ‘Chiến tranh Việt Nam’, thì nhiều người đã khóc nức nở và xúc động về câu chuyện mà họ đã xem.” Đàm Bích Thủy cho rằng, các sinh viên còn nói rằng chưa bao giờ biết người Mỹ phải chịu đựng nhiều như vậy. Thật nguy hiểm vì những sinh viên năm thứ nhất của FUV đã buộc phải tiếp thu những thông tin sai lệch.

Định hướng giáo dục không chuẩn mực

Fulbright từng từ chối dạy môn Triết học Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử Đảng, những môn học chính trị bắt buộc ở bậc đại học. Sau khi thông tin này bị chia sẻ lên cộng đồng mạng, trường này tuyên bố sẽ tổ chức dạy, nhưng sẽ theo cách của họ. Nhưng cuối cùng họ lại cho những bọn lưu vong như Nguyễn Thị Liên Hằng dạy môn lịch sử cho sinh viên Việt nam! Một người lật sử ra cuốn sách Hanoi’s War để xuyên tạc lịch sử Việt Nam, nhất là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong đó có một số “phát kiến” như: “Thắng lợi lớn nhất của cộng sản miền bắc là thắng lợi trên mặt trận ngoại giao trên trường quốc tế…” “Một nhận thức sai lầm khác là Đảng Cộng sản Việt Nam được sự ủng hộ tuyệt đối của nhân dân Việt Nam cho tới khi chiến tranh kết thúc hồi năm 1975”. Cô này còn bôi nhọ sự nghiệp cách mạng của bác Hồ, cho rằng Bác Hồ không phải là vị lãnh tụ hướng dẫn cuộc cách mạng, cũng không phải là người làm quyết định, ông Lê Duẩn mới là người lãnh đạo miền Bắc.

Việt Nam đưa Fulbright vào nước ta dựa trên tinh thần hữu nghị và hợp tác. Nhưng những gì họ đã làm từ trước đến nay đã khác xa với “hợp tác thiện chí” mà họ tự xưng. Rõ ràng, với những định hướng giáo dục không chuẩn mực đã dẫn đến nhận thức không chính xác về lịch sử quốc gia, dân tộc. Fulbright mang danh nghĩa là chương trình giáo dục, thực chất là lợi dụng việc “thúc đẩy các giá trị dân chủ và tự do” nhằm tạo ra sự phản đối của người dân với chính quyền, với chế độ chính trị hiện tại.

NGUỒN: GÓC NHÌN MỚI