Thursday, 21st November, 2024 17:16

CẦN CẢNH GIÁC VỚI "CÁCH MẠNG MÀU" DIỄN RA Ở VIỆT NAM

Thời gian qua, những thông tin, hình ảnh về biểu tình, bạo loạn tại Venezuela, Bangladesh được đưa rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Các bảo loạn này bắt đầu từ biểu tình chống chính phủ dần chuyển sang xung đột vũ trang và những thông tin xuyên tạc tràn lan trên không gian mạng. Đó chính là thủ đoạn kích động “cách mạng màu” của các thế lực thù địch.

Đặc biệt là cuộc “cách mạng màu” diễn ra tại Bangladesh đã khuyến khích lực lượng đối lập trong và ngoài Campuchia gia tăng chống đối. Lãnh đạo đảng đối lập lưu vong Sam Rainsy ngày 14/8 nói với RFA:“Tôi tin rằng những gì đang xảy ra ở Bangladesh sẽ tạo ra hy vọng cho người dân Campuchia”. Sam Rainsy nhấn mạnh, chế độ của Hun Sen và Bangladesh giống nhau, đều là những “chế độ độc tài”. Trước cuộc phòng vấn này, cộng đồng người Campuchia tại Úc, Nhật, Hàn, Pháp và Canada đã tổ chức các cuộc biểu tình với quy mô khác nhau để phản đối việc đưa 4 tỉnh Campuchia vào dự án hợp tác Khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam (CLV).

Theo Chính phủ Campuchia, lực lượng thực thi pháp luật đã nắm rõ bằng chứng về các cuộc biểu tình trên gắn với âm mưu tiến hành “cách mạng màu”, nhằm lật đổ Chính phủ Hoàng gia hợp pháp của Campuchia, và nắm chắc nhanh về thông tin lực lượng đối lập sẽ tổ chức biểu tình trong nước Campuchia vào ngày 18/8.

Hiện nay các đối tượng của “cách mạng màu” hết sức đa dạng. Nếu như trước đây, đối tượng luôn nhắm đến các quốc gia theo chế độ XHCN thì hiện nay còn diễn ra ở các nước có chế độ đa nguyên, đa đảng với mục tiêu phá hoại nền độc lập của các quốc gia, lập ra đảng phái chính trị đi theo quỹ đạo do Mỹ và phương Tây định đoạt.

Còn tại Việt Nam, những dấu hiệu của “cách mạng màu” vẫn âm ỉ trôi một cách âm thầm lặng lẽ. Các thế lực thù địch cũng đã triệt để lợi dụng các biện pháp nhằm thực hiện âm mưu chống phá Đảng, Nhà nướcvà chế độ ta và đã gây ra một số vụ việc phức tạp, gây rối an ninh, trật tự.

Là người Việt Nam, ta cần phải đặc biệt lưu ý là một số tổ chức tự xưng là “phi chính phủ” hay “xã hội dân sự”, mượn cớ tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm với những chủ đề hấp dẫn như “dân chủ”, “nhân quyền”, hay “tự do ngôn luận”. Mục đích đằng sau là kích động, lôi kéo để chống phá Đảng và nhà nước ta.

NGUỒN: GOCNHINMOI