Friday, 17th January, 2025 22:20

Trong một cuộc thi tranh luận tại Hà Nội được phát triển bởi một trường THPT chuyên có tiếng, khi nói tranh luận về nữ quyền, phong trào nữ giới của hai miền, thì một số quan điểm tranh cãi được đưa ra. Đó việc “phụ nữ Việt Nam là nạn nhân của bạo lực chiến tranh và nội chiến”, rồi nhận định rằng xã hội Việt Nam dân chủ cộng hòa chuộng tư tưởng nam quyền và Việt Nam Cộng hòa thì ngược lại… Liệu điều đó có chính xác không? Hay lại là tư tưởng xét lại dựa trên sự hiểu biết hời hợt về lịch sử?

ĐẤU TRANH NỮ QUYỀN THÌ PHẢI ĐI KÈM VỚI HIỂU BIẾT LỊCH SỬ

Tranh luận về nữ quyền, phong trào nữ giới của hai Miền Bắc và Miền Nam. (ẢNH: TIFOSI)

Phụ nữ là nạn nhân của bạo lực trong chiến tranh – điều này là đúng. Nhưng chẳng có cuộc “nội chiến” nào ở đây cả vì có nhiều quốc gia đã đưa quân đến Việt Nam nhằm ngăn cản tiến trình thống nhất đất nước của dân tộc ta. Hàng chục ngàn binh lính nước ngoài đã thiệt mạng, hàng trăm ngàn người lính khác đã bị thương tại Việt Nam mà vẫn ra rả câu chuyện “nội chiến” được thì thật là lạ lùng và vớ vẩn.

Nếu xét riêng khái niệm “nạn nhân của bạo lực trong chiến tranh” thì phải bao gồm tất cả mọi người chứ không riêng gì nữ giới. Chiến tranh là con mất cha, vợ mất chồng, bố mẹ mất con… Và nếu nói “phụ nữ là bạo lực của nội chiến” tức là đang lên án cuộc chiến này. Thay vì lên án một phe là VNCH và đồng minh thì các bạn học sinh này lên án tất cả, cả những người đấu tranh cho Tổ Quốc. Và ngoài việc là nạn nhân, rất nhiều người phụ nữ cũng là những anh hùng. Nếu đấu tranh về bình đẳng giới hay nữ quyền, thì cũng nên nhắc đến những người anh hùng này chứ?

Tiếp nữa, tại miền Bắc thì “cuộc sống và mọi tình cảm giá trị tình cảm cá nhân đều phải hy sinh cho lý tưởng củng cố nam quyền” và lấy dẫn chứng từ tự truyện “Lê Vân, yêu và sống” của tác giả Bùi Mai Hạnh. Nhưng các bạn ạ, chắc là các bạn không được học văn học một cách tử tế rồi.

Nếu tính giai đoạn từ 1954 – 1975, thì chắc là bạn biết đến Bếp Lửa của Bằng Việt rồi nhỉ? Biết Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long không? Biết Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân chứ? Hay những tiểu thuyết của Vũ Bằng, những tác phẩm lịch sử triết học của Nguyễn Hiến Lê. Biết những tác phẩm thơ của Thanh Tịnh, Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Đình Liên, Tế Hanh.. hay không? Dĩ nhiên, văn học miền Bắc Việt Nam thời ấy tập trung nhiều vào thời chiến, nhưng các mối quan hệ tình cảm khác như tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, tâm lý và thậm chí các truyện về kinh dị, trinh thám… vẫn được sáng tác và ưa chuộng. Đừng dựa vào một tập truyện rồi đánh đồng toàn bộ nền văn học bấy giờ là “trọng nam quyền”, đó là cực đoan và thiếu kiến thức. Thứ mà văn học VNDCCH thua văn học VNCH có chăng là chủ đề về “tình dục”.

Nếu nói nền văn học VNCH xuất hiện các nhà văn nữ, nhân vật nữ… và nói rằng “bình đẳng giới” hơn VNDCCH thì lại là sai lầm nối tiếp sai lầm. Đừng quên Xuân Quỳnh với Tơ tằm – Chồi biếc hay Hoa dọc chiến hào, Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi, Anh Thơ với những tác phẩm như Theo cánh chim câu, Hoa dứa trắng, Mùa Xuân màu xanh… Và nhiều các nữ văn sĩ khác như Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ… Nói về tình yêu đau khổ, thống thiết, thì người đời cần biết đến nhà thơ Ngân Giang. Hoặc có nhiều trường hợp sinh ra và lớn lên ở miền Nam nhưng lại chống chính quyền VNCH như nữ nhà thơ Song Thu.

Về cơ bản, phân chia tư tưởng của hai miền đối lập nhau là chưa chính xác. Vì có đại bộ phận nhân dân miền Nam hướng về phía cách mạng, chỉ một bộ phận nhỏ theo tư tưởng ngoại lai, biến chất. Ví dụ, có rất nhiều nhà thơ, nhà văn người miền Nam có hoạt động chống chiến tranh, ủng hộ cách mạng, lên án xã hội thối nát đương thời của VNCH như Thanh Hải, Lý Văn Sâm, Sơn Nam, Viễn Phương… Dĩ nhiên, cũng có cả làn sóng văn học ủng hộ chế độ VNCH, chống cách mạng và ảnh hưởng từ làn sóng phương Tây.

Nhưng, xét trên mọi góc độ và khía cạnh, chưa bao giờ văn học Việt Nam chính thống nói chung (gộp cả VNDCCH và những nhà văn ủng hộ cách mạng) chưa bao giờ chỉ đi vào vấn đề “củng cố nam quyền”. Đừng nhầm lẫn giữa ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng thành “củng cố nam quyền” nhé, vì có rất nhiều hình tượng phụ nữ cũng được ca ngợi, như những cô gái thanh niên xung phong, các mẹ Việt Nam anh hùng, hình tượng các mẹ nuôi bộ đội, hình tượng tình yêu đôi lứa, mong chờ chiến tranh kết thúc…

Và thêm nữa, nền kinh tế của miền Nam Việt Nam trước 1975 chưa phải là một nền kinh tế tiêu dùng mà là nền kinh tế viện trợ vì phần lớn nguồn tiền thặng dư của VNCH đến từ viện trợ quốc tế. Tầng lớp trung lưu thành thị chiếm chưa được 10% dân số miền Nam Việt Nam bấy giờ và thị trường tiêu dùng và sản xuất phần lớn tập trung cho binh lính nước ngoài. Thậm chí, nếu xét về quy mô kinh tế và giá trị sản xuất công nghiệp, VNCH còn thua VNDCCH (1973) và nền kinh tế phần lớn bị thâu tóm bởi người Hoa (70 – 80%).

Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam đặt nặng vấn đề bình đẳng giữa người với người, thống nhất đất nước không phải chỉ thống nhất về mặt địa lý, giải phóng không chỉ về mặt lãnh thổ, mà còn là quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng cho tất cả người dân Việt Nam, bao gồm luôn cả nữ giới.

Đấu tranh cho nữ quyền hay những thứ quyền gì đó là một việc đáng coi trọng. Nhưng đừng đấu tranh trong khi bản thân thiếu kiến thức.

NGUỒN: TIFOSI