Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, đồng thời là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có mặt tại Việt Nam từ ngày 1/12 đến ngày 2/12 để tổ chức Hội nghị lần thứ 15 Ban Chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc-Việt Nam theo lời mời của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang. Tiếp theo đó, sáng 12/12, Tổng bí thư – Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước hai ngày tới Việt Nam, mở ra nhiều kỳ vọng hợp tác mới giữa hai nước.
Chuyến đi vào hôm 12/12 đánh dấu lần thứ ba Tổng bí thư – Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm Việt Nam và là chuyến đi Việt Nam đầu tiên của ông sau khi tái đắc cử tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và chủ tịch nước.
Sau một loại sự kiện diễn ra vào năm 2023, chẳng hạn Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” (BRI) lần thứ 3 do Trung Quốc tổ chức (10/2023); Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Trung Quốc và dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Thiên Tân (6/2023), dự Hội chợ Trung Quốc – ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh thương mại – đầu tư Trung Quốc – ASEAN (CABIS) lần thứ 20 tại Nam Ninh (9/2023); đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai thăm và làm việc tại Trung Quốc (4/2023).
Trước đó, trong chuyến công tác tới Trung Quốc ngày 16/8, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hai bên bày tỏ vui mừng và đánh giá cao xu thế phát triển và những thành tựu tích cực được ghi nhận trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc thời gian qua, đặc biệt là sau các cuộc tiếp xúc cấp cao gần đây và chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay sau Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hiện nay, quốc gia này tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ tư của Trung Quốc tính theo từng quốc gia.
Vào sáng ngày 06/11, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và có bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam. Ông đã có một bài phát biểu dài 20 phút bằng tiếng Trung Quốc nhằm bày tỏ tình cảm hữu nghị với hai nước, đề cao mối quan hệ hợp tác cùng phát triển. Ngoài ra, ông Tập cũng sử dụng những câu ngạn ngữ để nói lên thiện chí của Trung Quốc với Việt Nam: “Người thân thì mong người thân tốt, láng giềng thì mong láng giềng tốt”. Theo ông, đã là láng giềng sẽ khó tránh khỏi những xung đột, bất đồng. Tuy nhiên cần kiểm soát bất đồng một cách hòa nhã, tránh lệch hướng và gây đến những kết quả ảnh hưởng mối quan hệ hai bên.
Việt – Trung “sẽ tiếp tục kiểm soát bất đồng, vượt qua các trở ngại để đưa quan hệ hai nước phát triển lành mạnh, thực chất, ổn định, vững chắc hơn, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới”, chủ tịch Tập Cận Bình nói ở cuối bài phát biểu.
Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chuyến thăm Việt Nam của Trung Quốc vào lần này rất có ý nghĩa khi diễn ra vào hai nước kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Theo ý kiến của Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Sao Mai: “Từ sau chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (30/10-01/11/2022), thể hiện sự coi trọng của Đảng và Nhà nước Trung Quốc và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đối với quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước sẽ đi sâu trao đổi các định hướng lớn, toàn diện về việc làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc; phát huy truyền thống giao lưu giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước nhằm củng cố hơn nữa tin cậy chính trị; tích cực thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần đưa quan hệ song phương bước sang giai đoạn phát triển mới thực chất hơn, hiệu quả hơn”, Đại sứ Đặng Sao Mai chia sẻ với báo chí.
Có thể nói, chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã góp phần tạo nên động lực mạnh mẽ để cả hai nước củng cố, tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị, tạo điều kiện thuận lợi để mối quan hệ Việt Nam – Trung phát triển, bước sang giai đoạn mới trên cơ sở bền vững và toàn diện.
Nhờ những nỗ lực chung của hai bên, mối quan hệ Việt – Trung đang duy trì và phát triển ổn định. Đặc biệt từ đầu năm nay, sau khi Trung Quốc tối ưu hóa chính sách phòng chống dịch Covid-19, giao lưu trực tiếp giữa hai nước được khôi phục và ngày càng tích cực.
Ở bình diện chính trị, việc trao đổi, tiếp xúc cấp cao như những chuyến thăm vừa qua đã tạo nên độ tin cậy về chính giữa hai nước.
Trong việc hợp tác kinh tế, thương mại, có thể coi đây là điểm sáng trong quan hệ hai nước. Việt Nam là một trong số ít nước đối tác giữ được mối quan hệ ổn định với Trung Quốc trong bối cảnh thương mại giữa Trung Quốc và các bối cảnh khác đều giảm. Theo số liệu thống kê: “Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc 10 tháng đầu năm đạt 139,2 tỷ USD (số liệu của hải quan Trung Quốc đạt 185 tỷ USD). Trung Quốc duy trì là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam; trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác lớn thứ 8 của Trung Quốc trên thế giới. Về đầu tư, 11 tháng qua, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam 3,06 tỷ USD, chiếm 18,7% tổng số vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép mới, đứng thứ 4 (sau Singapore, Hàn Quốc, Hồng Công – Trung Quốc), song dẫn đầu về số dự án đầu tư mới vào Việt Nam (chiếm 22,1%).”
Hợp tác trong các lĩnh vực khác như du lịch, văn hóa cũng có nhiều tiến triển. Trung Quốc cơ bản có thể khôi phục các chuyến bay với Việt Nam. Đồng thời phía Trung Quốc cũng triển khai cấp lại visa cho du học sinh, người lao động Việt Nam quay lại Trung Quốc.
Biên giới trên bộ Việt – Trung duy trì hòa bình, ổn định. Các văn kiện pháp lý biên giới được tăng cường quản lý an sinh, an toàn. Cũng như phối hợp chặt chẽ và xử lý thỏa đáng vấn đề trên 03 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền. Với vấn đề ở biển, hai nước thỏa thuận về Luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, đồng thời tích cực thúc đẩy các cơ chế đàm phán về các vấn đề trên biển, thực hiện đầy đủ, hiệu quả DOC, phấn đấu xây dựng COC thực chất, hiệu lực, hiệu quả.
Nhìn vào mối quan hệ Việt Nam- Trung Quốc hiện tại, ta có thể so sánh với mối quan hệ Mỹ – Trung Quốc. Trong khi chính quyền Biden đã cố gắng khởi động chuỗi cung ứng xe điện trong nước để những chiếc xe sạch hơn có thể được sản xuất tại Hoa Kỳ. Nhưng việc thiết lập ngành công nghiệp này nên cắt đứt quan hệ với Trung Quốc đến mức nào là rất phức tạp.
Ngoài ra, dòng sinh viên giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã là trụ cột trong mối quan hệ của họ, ngay cả khi mối quan hệ đã xấu đi, bây giờ cũng đang bị đe dọa. Nhà Trắng đã cố gắng làm giảm tham vọng của Trung Quốc nhằm giành quyền tối cao trong các công nghệ tiên tiến của thế giới. Một AI của UAE là trung tâm của nỗ lực đó. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Biden lần đầu tiên sau một năm. Cuộc họp diễn ra tại San Francisco trước hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, đã nêu bật một sự thay đổi tinh tế trong động lực quyền lực giữa hai nước. Nếu so sánh với mối quan hệ Mỹ – Trung trong tất cả các bình diện, ta có thể thấy quan hệ Việt – Trung đang trên đà tiến triển tích cực mặc dù còn nhiều khó khăn, trở ngại và bất cập.
Có thể nói mối quan hệ Việt – Trung đã có nhiều tiến triển tích cực sau những chuyến thăm chính thức của các cơ quan, lãnh đạo ở hai nước. Nhiều triển vọng về quan hệ Việt – Trung dự đoán sẽ trở nên phát triển, nâng cao hơn nữa trong thời gian tương lai.