Friday, 13th September, 2024 18:49

MỸ ĐỐI MẶT VỚI LÀN SÓNG TẨY CHAY VÌ ỦNG HỘ ISRAEL

Đã gần 3 năm trôi qua kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức cùng với lời hứa “Mang nước Mỹ quay trở lại”. Tuy nhiên, sự ủng hộ của chính quyền Joe Biden dành cho Israel trong cuộc chiến Israel-Hamas đã gây thiệt hại cho hình ảnh của nước Mỹ.

Bỏ lại phía sau sự cô lập gần đây, Mỹ đã chấp nhận thông qua một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về cứu trợ nhân đạo cho Dải Gaza sau khi đàm phán kỹ lưỡng vào hôm thứ sáu (22/12). Bên cạnh đó, Mỹ cũng phủ nhận hai lời kêu gọi chấm dứt cuộc chiến.

Mỹ tách biệt với những nước đồng minh ủng hộ nghị quyết như Anh, Pháp, Nhật. Trong khi Mỹ bỏ phiếu trắng, Nga lại tham gia. Tại cuộc họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc vào một tuần trước, Mỹ cùng với Áo và Cộng hòa Séc bỏ phiếu chống lại việc kêu gọi đình chiến mà nguyên nhân được cho là do Hamas tấn công Israel vào 7/10. Trong khi đó, không có nước đồng minh nào ở Châu Á tham gia bỏ phiếu.

Bà Leslie Vinjamuri, Giám đốc một chương trình bàn về nước Mỹ và Châu Mỹ tại Chatham House, Luân Đôn, cho biết hầu hết các nhà hoạch định chính sách châu Âu vẫn nghĩ đến sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Biden dành cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga. Bà nói thêm, “Mỹ được cho là chỉ quan tâm đến người Israel và người Ukraine, chứ không phải là người da nâu. Kiểu bàn tán như thế này rất phổ biến”.

Làn sóng giận dữ

Tổng thống Biden không hoàn toàn ủng hộ Israel như người tiền nhiệm Donald Trump. Ông đã công khai bày tỏ sự thất vọng trước việc Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Israel không bảo vệ dân thường tại Dải Gaza, ngay cả khi Mỹ vẫn đảm bảo những điều khoản quân sự và ngoại giao.

Các quan chức chính quyền Biden cho biết áp lực ngầm của họ cuối cùng cũng khiến Israel phải tiếp nhiên liệu, khôi phục quyền truy cập Internet và mở các cửa khẩu vào Dải Gaza. Bà Vinjamuri cho rằng, “Tổng thống Biden siết chặt Thủ tướng Netanyahu bằng cái ôm, rồi lặng lẽ áp đặt áp lực lên Thủ tướng Netanyahu, nhằm cứu rỗi sự thảm hại ở Dải Gaza, nhưng điều này chỉ có tác dụng trong khoảng một tuần”.

Giám đốc Trung Đông của Gallup International và cũng là người sáng lập nhóm nghiên cứu Al-Mustakella ở Iraq, Munqith Dagher cho biết, cuộc khảo sát với người dân đến từ 6 nước Ả Rập vào tháng trước cho biết chỉ 7% tin rằng Mỹ đóng vai trò tích cực trong cuộc chiến. Munqith Dagher cho biết người Ả Rập có cái nhìn tiêu cực về Washington kể từ cuộc chiến với Iraq vào hai thập kỷ trước.

Tuy nhiên, trong hiện tại, 15%-30% có thiện cảm với Mỹ. Như người ta nói, “Mỹ đại diện cho nhiều điều tốt đẹp, đặc biệt đối với giới trí thức và tầng lớp trung lưu, như dân chủ, nhân quyền và quyền tự do ngôn luận, chỉ có điều cuộc chiến ở Dải Gaza đã khiến Mỹ không còn được nhìn nhận là quốc gia có quyền tự do ngôn luận”.

Việc công chúng Ả Rập tiếp cận với cuộc chiến ở Dải Gaza thông qua mạng xã hội cho thấy “sự thiên vị hoàn toàn của Washington đối với người Israel và sự phủ nhận nhân quyền đối với người Palestine”. Những người hưởng lợi chính trong quan điểm của người Ả Rập là Trung Quốc, Nga và đặc biệt là Iran, quốc gia có căng thẳng lịch sử với các nước Ả Rập nhưng là quốc gia duy nhất trong khu vực ủng hộ Hamas.

Sức mạnh hàng đầu

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã kêu gọi thế giới trút cơn giận xuống Hamas, bởi binh lính Hamas đã tiến vào lãnh thổ Israel giết chết khoảng 1.140 người và bắt khoảng 250 người khác làm con tin hôm 7/10, theo một thống kê của AFP dựa trên số liệu của Israel. Israel đã đáp trả bằng một chiến dịch không ngừng nghỉ trên không và trên mặt đất mà chính quyền Hamas cho rằng đã giết chết hơn 20.000 người Palestine.

Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết, Mỹ đã “làm nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác” nhằm viện trợ cho Dải Gaza. Ông nói thêm, “các chính phủ muốn hợp tác với Mỹ và dựa vào sự lãnh đạo của Mỹ trong cuộc khủng hoảng này, ngay cả những quốc gia có thể không đồng ý với Mỹ về một số vấn đề nhất định”.

Trung Quốc đã tăng cường ngoại giao trong khu vực, nhưng chính quyền Biden coi đó là trò lừa bịp, thúc giục Bắc Kinh dùng ảnh hưởng của mình với Tehran để ngăn chặn các cuộc tấn công vào các tàu thương mại của phiến quân Houthi được Iran hậu thuẫn ở Yemen. Mỹ đã đáp trả các cuộc tấn công của Houthi bằng cách thành lập liên minh các nước và cử một tàu sân bay bảo vệ các tuyến đường vận chuyển quan trọng.

Theo Phó Chủ tịch Chính sách tại Viện Trung Đông có trụ sở tại Washington Brian Katulis, mặc dù chính quyền Biden nhận thức rõ ràng về sự phẫn nộ của công chúng, nhưng chính quyền vẫn đang ưu tiên một giải pháp “thực tế” nhằm giải quyết mối đe dọa từ Hamas, hơn là một lời kêu gọi ngừng chiến “chỉ mang tính hình thức”.

Ông Brian Katulis cho biết, nhiều quốc gia Ả Rập lên án chính sách đối ngoại của Mỹ là “những quốc gia được bảo đảm một phần nhờ chiếc ô an ninh của Mỹ”. “Tôi phát hiện ra nhiều lời tuyên bố điên rồ từ người Ả Rập, như thể họ không thể sống với chúng tôi, mà cũng không thể sống thiếu chúng tôi”.