Saturday, 18th January, 2025 16:03
 
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói: “Quyết định tàn bạo, đơn phương và không thể đoán trước này nhắc tôi rất nhiều về những gì ông Trump từng làm… Tôi vô cùng tức giận”.
 
Mỹ tung cú đấm hiểm hóc, hạ knock-out Pháp: Paris sốc nặng, nổi giận - Đồng minh là thế ư?
BỂ HỢP ĐỒNG TÀU NGẦM 40 TỶ USD VỚI AUSTRALIA: PHÁP NỔI GIẬN
 
Rạng sáng 16/09/2021, truyền thông đưa tin Anh – Mỹ đã bắt tay với Australia để đóng tàu ngầm hạt nhân. Theo đó, Mỹ và Anh sẽ cung cấp công nghệ và các điều kiện cần thiết để triển khai đóng các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân tại Adelaide (Australia).
 
Sự kiện gây chấn động này khiến truyền thông thế giới sôi sục bởi thỏa thuận tàu ngầm trị giá 40 tỉ USD do Pháp thiết kế chính thức tan thành mây khói.
 
Trước đó, vào năm 2016, Pháp và Australia đã đạt được thỏa thuận liên chính phủ để cung cấp 12 chiếc tàu ngầm thế hệ mới nhằm thay thế các tàu ngầm lớp Collins đã hơn 20 tuổi của họ.
 
Tuy nhiên, phải tới năm 2019 hợp đồng mới chính thức được ký kết và Tập đoàn đóng tàu Hải quân của Pháp đã được lựa chọn để thực hiện thỏa thuận khủng trị giá khổng lồ 40 tỉ USD này. Nhưng thật đáng tiếc, thỏa thuận gặp nhiều vấn đề và chậm trễ do Úc yêu cầu phần lớn việc sản xuất và linh kiện phải có nguồn gốc trong nước, còn Pháp thì không thể đáp ứng.
 
Theo điều khoản hợp đồng, Pháp sẽ cung cấp cho Australia 12 chiếc tàu ngầm tấn công Shortfin Barracuda Block 1A, phiên bản diesel-điện của lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân Barracuda (SSN). Dự kiến chiếc đầu tiên sẽ bắt đầu khởi đóng vào năm 2023.
 
Tại thời điểm hợp đồng bị hủy bỏ, có lẽ các bên mới chỉ đang thỏa thuận về cấu hình vũ khí, bản vẽ thiết kế chứ chưa kịp đặt mua vật liệu cũng như các công việc tại thực địa để triển khai đóng mới các tàu ngầm này. Tổn thất lớn nhất với Pháp không phải chỉ là tiền mà là danh tiếng. Sự đổ vỡ này không gì có thể bù đắp nổi.
 
Có lẽ đoán trước phản ứng của Paris, trong lễ công bố thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân cho Australia hôm 16-9 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định Pháp vẫn là “đối tác quan trọng trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.
 
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết ông hiểu sự thất vọng của Pháp với Australia về vụ “bể hợp đồng”, nhưng ông cho rằng thỏa thuận giữa Anh, Mỹ và Australia không phải là sự phản bội với Pháp vì thỏa thuận của Pháp với Australia đã bị hủy.
 
Ông cho biết ngành công nghiệp quốc phòng của Anh sẽ được thúc đẩy từ thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân mới với Australia, đồng thời cho biết Anh có những hệ thống phụ mà Australia không có.
 
Mỹ tung cú đấm hiểm hóc, hạ knock-out Pháp: Paris sốc nặng, nổi giận - Đồng minh là thế ư?
KHÔNG CÓ LỬA LÀM SAO CÓ KHÓI: QUẢ BÁO ĐÃ ĐẾN
 
Thật trùng hợp là, trước vụ hợp đồng trị giá 40 tỷ vừa bị đối tác “xù đẹp” thì ngành công nghiệp quốc phòng Pháp gặp không ít trục trặc, mà toàn là hợp đồng “khủng” trị giá nhiều tỷ USD. Tất cả bắt nguồn từ sau cuộc hải chiến trên quần đảo Falklands giữa Argentina và Anh vào năm 1982.
 
Khi cuộc xung đột đến hồi quyết liệt nhất, Tổng thống Pháp, Francois Mitterrand đã giúp đỡ Anh bằng cách ra tuyên bố cấm bán vũ khí và hỗ trợ cho Argentina. Đặc biệt Pháp còn cung cấp cho London những thông tin chi tiết về máy bay và vũ khí mà Pháp đã bán cho chính quyền Buenos Aires.
 
Paris cũng nỗ lực hợp tác với London để Argentina không thể mua thêm tên lửa Exocet trên thị trường vũ khí thế giới. Cuối cùng Argentina đã bị thất bại cay đắng.
 
Nói là “cay đắng” bởi vì hầu như các chuyên gia quân sự, giới quan sát trên thế giới, đều cho rằng, nếu như có đủ tên lửa Exocet thì hải quân Hoàng gia Anh sẽ ôm hận.
 
Tất nhiên cũng khó trách được Pháp vì “không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn”, họ buộc phải lựa chọn ủng hộ Anh trong tình huống đó.
 
Kể từ sau “cú lật kèo” đó, Pháp dường như đã khiến nhiều quốc gia phải dè chừng khi ký kết các hợp đồng mua sắm vũ khí với Paris vì lo ngại sẽ bị lặp lại tình huống bi đát giống như Argentina. Rõ ràng là “không có lửa thì làm sao có khói”, Pháp nhiều lần thể hiện việc thiếu tôn trọng hợp đồng buôn bán vũ khí cho nước ngoài.
 
Sau Argentina, Pháp còn có một số thương vụ bán vũ khí gây tranh cãi khác. Tháng 10/2004, Liên minh châu Âu (EU) chấm dứt lệnh cấm vận chống Libya kéo dài 11 năm. Việc này bao gồm xóa bỏ cấm vận vũ khí để đổi lấy cam kết từ chính quyền Muammar Gaddafi trong việc từ bỏ hoạt động phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt.
 
Thỏa thuận đã mở đường cho các nhà buôn vũ khí châu Âu trở lại Libya. Từ năm 2004 tới năm 2009, EU đã cấp giấy phép xuất khẩu vũ khí trị giá 834 triệu euro và Pháp đứng thứ 2 trong danh sách các nước chuyển nhiều vũ khí vào Libya nhất.
 
Mỹ tung cú đấm hiểm hóc, hạ knock-out Pháp: Paris sốc nặng, nổi giận - Đồng minh là thế ư?
Tổng cộng Pháp đã bán cho Libya số máy bay, bom, đạn, tên lửa các loại trị giá 210 triệu euro. Tuy nhiên chỉ vài năm sau thời điểm 2009, phương Tây, với Pháp là một trong những nhân vật chính, đã mạnh tay can thiệp vào Libya, lật đổ chính quyền của Tổng thống Gaddafi.
 
Tiếp đó, vào năm 2014, Pháp đã chính thức tuyên bố không chuyển giao tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho Nga. Moscow đã hết sức giận giữ với “sự cố” này.
 
Pháp đã chịu áp lực rất mạnh từ phía các nước đồng minh trong việc phải tạm ngưng hợp đồng, để phản đối hành động của Nga về vấn đề Ukraine. Tuy nhiên khi đưa ra quyết định trên, Pháp có nguy cơ trở thành bên chịu thiệt hại nặng nề nhất.
 
Gần như cùng lúc với vụ mất hợp đồng tàu ngầm trị giá 40 tỷ USD thì giữa tháng 9/2021, Ấn Độ cũng bắn tin để ngỏ khả năng hủy bỏ kế hoạch sắm 114 tiêm kích Rafale trị giá hàng chục tỷ USD, thay vào đó lại mua Su-30 đời mới từ Nga. Nguyên nhân là do tiêm kích Rafale của Pháp quá đắt đỏ.
 
Điều này có thể được cân nhắc khi giới chức xem xét hai đề xuất của Công ty TNHH Hàng không Hindustan (HAL) thuộc sở hữu nhà nước liên quan đến việc mua sắm tiêm kích Rafale.
 
HAL đề nghị xây dựng ba phi đội Su-30 có khả năng mang phóng tên lửa hành trình Brahmos với mức giá chỉ bằng một phần ba số tiền dự kiến chi mua Rafale. Sau đó, HAL đề xuất nâng cấp phi đội Sukhoi hiện có với các thiết bị điện tử hàng không hiện đại hơn, đặt tên cho dòng máy bay mới là ‘Super Sukhoi’.