Sunday, 22nd December, 2024 1:28

NHÀ NGOẠI GIAO MỸ GẶP BÍ MẬT VỚI SĨ QUAN HẢI QUÂN MYANMAR TẠI VIỆT NAM

Một quan chức cấp cao của Mỹ đã gặp một quan chức cấp cao của lực lượng Vũ trang Myanmar vào tuần trước tại Việt Nam, đây là một dấu hiệu cho thấy cách tiếp cận của Washington đối với xung đột Myanmar sẽ có thay đổi.

Theo một quan chức tham dự các cuộc trao đổi bí mật này, ngày 21-22 tháng 6 tại Hà Nội, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink đã gặp Kyaw Lin Zaw, một chỉ huy Hải quân Myanmar.

Trợ lý Ngoại trưởng Kritenbrink đã đến Hà Nội trong chuyến thăm công khai vào ngày 21 tháng 6, ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin rời Việt Nam sau chuyến thăm chính thức vào tuần trước. Nguồn tin cho biết Kritenbrink đã có mặt tại cuộc gặp cùng với Peter Lohman, giám đốc phụ trách Đông Nam Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, và Susan Stevenson, đại biện Mỹ tại Myanmar.

Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội không phản hồi về cuộc trao đổi này, nhưng Báo Irrawaddy đã trích dẫn một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cho biết Washington sẽ tiếp tục “sử dụng các công cụ ngoại giao” để thúc giục chính quyền quân sự Myanmar thay đổi hướng đi.

Mặc dù người phát ngôn không xác nhận Kritenbrink đã gặp Kyaw Lin Zaw, nhưng ông cho biết Mỹ sẽ tiếp tục thông qua các kênh riêng tư hạn chế đưa thông tin cho chính quyền quân sự, yêu cầu Myanmar chấm dứt bạo lực đối với người dân, thả những người bị giam giữ một cách bất công và tùy tiện, cho phép tiếp cận nhân đạo không bị cản trở và tôn trọng nguyện vọng dân chủ chính đáng và toàn diện của người dân Miến Điện

Theo nguồn tin mà The Diplomat liên hệ, cuộc trao đổi giữa Kritenbrink và Kyaw Lin Zaw “chưa có đột phá nhưng hai bên đã hiểu nhau hơn, nhất trí về tiến hình đối thoại và sẽ sớm gặp lại.” Mỹ được cho là đang tìm cách để “ổn định cuộc xung đột”, kết thúc bạo lực ở Myanmar và mở các kênh đối thoại với quân sự. “Tuy nhiên, nội bộ Chính quyền quân sự Myanmar rất phức tạp và quan điểm khác nhau, yêu cầu của Mỹ có thể chỉ được chấp nhận một phần thay vì toàn bộ.”

Báo Irrawaddy trích dẫn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chính sách của Mỹ đối với Myanmar không có thay đổi, nhưng cuộc trao đổi trực tiếp cho thấy Mỹ đang điều chỉnh cách tiếp cận của mình đối với cuộc xung đột Myanmar kể từ cuộc đảo chính năm 2021. Cho đến nay, cách tiếp cận này bao gồm áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế và liên lạc công khai với những người phản đối quân sự, trong đó có Chính phủ đoàn kết quốc gia(NUG).

Đồng thời, trên mặt trận ngoại giao, Washington đã cơ bản tuân theo nguyên tắc Đồng thuận 5 điểm do lãnh đạo ASEAN thông qua tháng 4/2021. Mặc dù ba chủ tịch ASEAN đã nỗ lực liên tiếp thực thi song có rất ít hiệu quả đối với giải quyết xung đột và dẫn dắt các bên bước vào cuộc đối thoại gián tiếp.

Điều thú vị là nguồn tin cho biết cuộc trao đổi bí mật giữa Mỹ và Myanmar “không phải là bí mật trong khu vực” và đã được tiến hành “với sự đồng ý ngầm của các nước trong khu vực, bao gồm Việt Nam, Singapore, Indonesia và Thái Lan.” Điều này dường như cho thấy một số quốc gia thành viên ASEAN hoan nghênh vai trò tích cực hơn của Mỹ, như một bổ sung cho Đồng thuận 5 điểm. Một nhà báo về Myanmar cho rằng cuộc trao đổi cũng “nhận được sự đồng ý” của Trung Quốc.

Quá trình hòa giải do Mỹ chủ trì có thể gặp phải nhiều trở ngại như ASEAN đã đối mặt, ngay cả Mỹ không bị hạn chế vì nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ” của ASEAN. Rõ ràng nhất là cuộc xung đột Myanmar có tổng bằng không, và không có bên nào muốn đàm phán với đối thủ mà họ coi là “kẻ khung bố”. Do vậy, những người phản đối Chính quyền quân sự sẽ hoài nghi về cuộc trao đổi của Mỹ. Ngoài ra, chính quyền quân sự không có khả năng lắng nghe cảnh báo của Mỹ về chấm dứt hành động trấn áp người kháng cự quân đội Myanmar và “tôn trọng nguyện vọng của người dân”. Gần đây có bản tin cho rằng nội bộ quân sự ngày càng có sự bất mãn đối với sự lãnh đạo của thống tướng Min Aung Hlaing, điều này cung cấp một góc nhìn thú vị khác cho cuộc trao đổi này.

Tuy nhiên, mặc dù Chính quyền quân sự đã nhanh chóng mất lãnh thổ ở các khu vực xung quanh trong chín tháng qua, đặc biệt là ở các khu vực Shan và Rakhine, và mặc dù có sự dũng cảm cùng hy sinh của những người phản đối, vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ đầu hàng. Xem xét rằng hầu hết các cuộc chiến tranh đều kết thúc bằng một cuộc đàm phán nào đó, trong trường hợp tình hình đã thay đổi, như tình hình trên mặt đất hoặc sự cân bằng quyền lực quân sự, việc duy trì các kênh trao đổi thông suốt là rất quan trọng.