Friday, 17th January, 2025 9:06

Bạn nào muốn nghe qua đoạn băng kinh dị này thì có thể xem tại đây nhé.
Không nên xem khuya!

 

Operation Wandering Soul – viết tắt là OWS, là một chiến dịch tâm lý chiến tranh của quân đội Mỹ. Mà trong chiến dịch này, quân đội Mỹ lợi dụng tâm lý mê tín dị đoan, sợ hãi ma quỷ và thờ phụng các linh hồn người chết của người Việt, và họ sản xuất các đoạn nhạc, đoạn thoại… mô tả giọng của những linh hồn đã chết vì chiến tranh của trẻ em, người già, phụ nữ và cả đồng đội của những người lính Việt Cộng. Mục tiêu của chiến dịch này là khiến những người lính Việt Cộng hoặc dân làng run sợ, buông vũ khí, rút lui khỏi vòng chiến.
Tại Việt Nam, chiến dịch này thường hay được gọi bằng cái tên như “Chiến dịch những linh hồn/oan hồn phiêu bạt/vất vưởng”.

Ví dụ một đoạn băng được phát:

– Giọng của một cô con gái: “Bố ơi, bố về với con, đi bố”

– Giọng của một người đàn ông, có lẽ là một lính Việt Cộng: “Đó là ai, ai vậy? Có phải là con gái của tôi không Ba đây, ba sẽ về với con. Vợ ơi, anh sẽ trở về vói em. Nhưng mà, cơ thể của tôi không còn nữa, tôi chết rồi.”

– Và đoạn thoại này được phát đẻ chiêu mộ những người lính Việt Cộng: “Này các bạn. Tôi trở về để cho các bạn biết rằng tôi đã chết. Đó là địa ngục, một cái chết vô tri, rất vô trí, vô ích. Tôi nhận ra sự thật thì đã quá muộn. Hỡi các bạn, khi các bạn còn sống, các bạn vẫn còn khả năng về nhà và đoàn tụ. Nghe tôi, hãy về nhà, về nhà đi các bạn của tôi”.

Đoạn băng này là một trong những đoạn băng kinh dị được xem nhiều nhất trên Youtube. Thậm chí nó còn được dựng thành phim ngắn với gần 2 triệu lượt xem. Hầu như sau khi nghe qua, ai cũng thấy sợ hãi, trằn trọc và bần thần. Vậy những người lính Việt Cộng thì sao?

Quân đội Hoa Kỳ không ghi nhận được bất cứ một bằng chứng nào về việc những người lính Việt Cộng bị ảnh hưởng bởi những đoạn băng ghi âm này. Không một số liệu mật nào của MACV – Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ ở Việt Nam cho thấy lính Việt Cộng đảo ngũ, bỏ chạy khỏi vị trí chiến đấu. Các ngôi làng được nghe những đoạn nhạc, thu âm từ chiến dịch OWS cũng không thấy khác biệt gì so với trước đó. “Chiến công vĩ đại” nhất mà chiến dịch này thu được là từ Phi đoàn 6 PSYOP khi họ phát một cuộn băng thu tiếng hổ dữ trên núi Bà Đen đã dọa chết khiếp 150 lính Việt Cộng. Nhưng khi được MACV chất vấn về sự chính xác của thông tin này qua dữ liệu tình báo, ảnh chụp thì Phi đoàn 6 PSYOP…bí.

Ngược lại, chính quân đội Hoa Kỳ lại là những người chịu nhiều tác động nhất của chiến dịch này. Chính những người lính Mỹ khi biết về nội dung của những cuốn băng trong chiến dịch OWS đã nghĩ rằng dường như nó nói về cuộc sống của họ chứ không phải của những người lính Việt Cộng. Hình ảnh người con, người vợ và người lính ra trận phải chết khiến họ liên tưởng đến chính bản thân họ. Chiến dịch OWS được triển khai phổ biến trong khoảng từ 1968 – 1970, lúc này là thời điểm phong trào phản chiến tại Mỹ tăng cao, số binh lính Mỹ thiệt mạng tại chiến trường Việt Nam lên tới đỉnh điểm với khoảng 5000 – 7000 bính lính/năm.

Ngoài ra, cách triển khai của chiến dịch OWS rất có vấn đề. Khi quân đội Mỹ sử dụng trực thăng hoặc xe kéo loa công suất cao, phát vào nửa đêm, rạng sáng hoặc chiều tối muộn, điều này tự nhiên lại khiến quân đội Việt Cộng dễ dàng phát hiện ra địa điểm tập kết của lính Mỹ và bắn trả rất gắt gao. Hãy thử nghĩ xem đang giữa đêm tối rừng rậm, kẻ thù tự nhiên lại tiết lộ ra vị trí, mà lại tiết lộ một cách công khai. Thì giữa lúc đoạn băng được phát lại vang đâu đó tiếng điểm xạ AK.

“À, thì ra tụi mày tìm đến cái chết”.

Một yếu tố nữa khiến cho chiến dịch này bị “dìm” là việc Mỹ dường như đã hiểu sai về văn hóa tâm linh của người Việt. Một bình luận có tiếng trên Reddit nói về chiến dịch này: “Người Việt mê tín nhưng không có ng*. Bất kỳ một người lính nào mang theo con lợn được được đánh thuốc mê và đi quãng đường hơn 300 cây số để vào chiến đấu giúp đồng bào miền Nam thì họ sẽ méo cảm thấy sợ”.

“Điều đáng sợ nhất không phải là những thứ này mà là tiếng trẻ em Việt Nam la hét vì bom Napalm” – bình tại tại video “Những âm thanh đáng sợ nhất trong chiến tranh Việt Nam” trên kênh Flying Dutchman thu hút gần 9 triệu lượt xem.

Thực tế, những người lính Việt Cộng đã chứng kiến những âm thanh ghê rợn hơn thế rất nhiều. Tiếng người dân bị thảm sát, tiếng B52 gào rú ném bom, tiếng bom Napalm, tiếng tra tấn trong các nhà tù… Và những người lính Việt Cộng đã được hun đúc bằng nỗi sợ và biến thành một tâm lý phục thù. Chứ không phải từ nỗi sợ, thành buông súng.

Chiến dịch thoáng qua có vẻ hay. Nhưng người Mỹ không hiểu người Việt, người Mỹ không nghĩ đến việc những người lính Việt Cộng luôn nghĩ rằng nếu linh hồn đồng đội của họ có trở về, thì những linh hồn này sẽ ám lính Mỹ – những người đã tiêu diệt họ và dẫn đường cho đồng đội trả thù. Đó là vì sao mà phim Mỹ thường có những bộ phim kinh dị mà nạn nhân không làm gì sai nhưng vẫn bị các oan hồn, ma quỷ ám hại. Còn linh hồn của người Việt sẽ quay lại trả thù cho những ai đã hãm hại họ và gửi lời tạm biệt đến những người còn sống. Tâm linh của người Việt là những người thân sẽ trở về “phù hộ độ trì” cho những người còn sống chứ không bao giờ tấn công, dọa dẫm.

Chiến dịch OWS trở thành một trong những chiến dịch “tâm lý chiến” thất bại nhất lịch sử quân sự Hoa Kỳ. Vì nó khiến “những người lính Việt Cộng sợ vãi linh hồn đến mức họ phải chạy thẳng vào Sài Gòn” – một bình luận trên Dark Docs, kênh Youtube chuyên về tài liệu mật lịch sử có hơn 700 ngàn theo dõi.

 

Tham khảo từ:

1. THE WANDERING SOULPSYOP TAPE OF VIETNAM, SGM Herbert A. Friedman

2. Ghost Tape No. 10: The Haunted Mixtape of the Vietnam War

3. TIL During the Vietnam War the US tried to weaponize the religious beliefs of the Vietnamese… Reddit.

4. A Vietnamese soldier is haunted by the ghost of a fallen comrade. | Wandering Soul, Omeleto

5. Operation Wandering Soul – Ghost Tape Number 10 and the Haunted Jungles of Vietnam, Militaryhistorynow