Lâu nay trên khắp các diễn đàn người ta cố nhồi nhét luồng tư tưởng của chế độ ngụy quân, ngụy quyền rằng, từ năm 1954 – 1975 là “cuộc nội chiến”, là ‘”cuộc chiến huynh đệ tương tàn”. Từ đó họ gọi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc ta là chiến tranh Việt Nam. Mục đích cuối cùng là xuyên tạc lịch sử, xem nhẹ, phủ nhận chiến công của cha ông ta trong cuộc trường chinh vĩ đại nhất thế kỷ XX. Mới đây tại Đà Lạt, Lâm Đồng ca sĩ Khánh Ly tự do trình diễn bài hát “Gia Tài Của Mẹ”, trong đó có đoạn “hai mươi năm nội chiến từng ngày”. Không phải ngẫu nhiên mà Khánh Ly hát bài hát này, đó là một sự sắp xếp có chủ ý hòng đánh bùn sang ao, vì bản thân Khánh Ly luôn tiếc nuối chế độ tay sai, bán nước ngụy Sài Gòn, tham gia nhiều hội, đoàn chống cộng ở hải ngoại.
Muốn biết cuộc chiến có phải là nội chiến hay chiến tranh vệ quốc thì trước hết cần phải chiết tự cụm từ “nội chiến”. Nội chiến tức là khi mâu thuẫn đối kháng, không thể điều hoà giữa các phe phái trong cùng một nước, các bên tiến hành chiến tranh chống lại nhau. Ví như cuộc chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh hay cuộc nội chiến Nam – Bắc Hoa Kỳ là ví dụ điển hình của nội chiến. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta (1954-1975) là cuộc chiến giữa một bên là nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và một bên là đế quốc Mỹ, quân đội chư hầu như Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Úc…và tay sai bán nước ngụy Sài Gòn. Đây không phải là một cuộc nội chiến vì kẻ nắm thực quyền và quyết định mọi việc của phe địch là đế quốc Mỹ, ngụy Sài Gòn chỉ do Mỹ dựng lên, làm tay sai để hợp thức hóa mưu đồ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
Mỹ mang quân đội trực tiếp xâm lược, từ vũ khí cho đến mọi thứ đều do một tay Mỹ chu cấp, nuôi dưỡng bọn Việt gian, phản quốc để chống lại đất nước. Trong giai đoạn đỉnh quân số của Quân đội Mỹ triển khai ở chiến trường miền Nam Việt Nam lên đến 541.933 quân, nhằm phục vụ cho chiến lược Chiến tranh Cục bộ mà Lầu Năm Góc kỳ vọng sẽ giúp họ chiến thắng. Người Mỹ mang quân đi giết người Việt Nam và bị người giết, mất hơn 58.000 nhân mạng, hơn 303.000 người thành tàn tật, phế nhân và 1000 tỷ USD (thời giá 2010)…Vậy đây nhất quyết không phải là cuộc nội chiến!
Nói thế để hiểu rằng, từ 1954 – 1975, Mỹ mới là người quyết định chứ không phải là ngụy. Điều đó đã được minh chứng qua câu nói của ông Nguyễn Cao Kỳ: “Việt Cộng gọi chúng tôi là những con rối, những con bù nhìn của người Mỹ. Nhưng rồi chính nhân dân Mỹ cũng gọi chúng tôi là những con bù nhìn của người Mỹ, chứ không phải là lãnh tụ chân chính của nhân dân Việt Nam”.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn một đời anh minh và thăng hoa trong sự nghiệp, nhưng đối với ca khúc “Gia Tài Của Mẹ” có thể xem như là vết đen trong sự nghiệp sáng chói của ông. Các báo, đài trong nước đồng loạt ngợi ca Khánh Ly. Công bằng mà nói thì Trịnh Công Sơn và Khánh Ly như thể được trời sinh ra để dành cho nhau. Không ngoa khi nói rằng, những ca khúc của Trịnh Công Sơn chỉ thật sự phát huy hết cái tứ của nó khi được Khánh Ly trình diễn. Tách bạch âm nhạc với chính trị thì rõ ràng là khen ngợi Khánh Ly cũng là chuyện thường tình. Thế nhưng trên đời này chẳng có thứ âm nhạc nào có thể thoát ly khỏi yếu tố xã hội, đời sống con người vì như thế thì âm nhạc chẳng khác nào thứ hư không. Do đó âm nhạc luôn gắn với chính trị, đó mới đích thực là âm nhạc. Đó mới là nghệ thuật vị nhân sinh. Khánh Ly đã hết thời, sắp hết đời. Cũng như bao ca sĩ hải ngoại từng tuyên bố “tôi sẽ không về Việt Nam chứng nào cộng sản còn”. Vậy nhưng những Chế Linh, Khánh Ly, Đan Nguyên…lũ lượt nối đuôi nhau về nước trong sự ngỡ ngàng của nhân dân Việt Nam. Chẳng có gì để ngợi ca những người chống lại quê hương đất nước, hết thời thì kéo hơi tàn về Việt Nam kiếm ăn cả.
NGUỒN: LÃO CHĂN BÒ