Friday, 17th January, 2025 14:16

Dựa trên những con số thông kê, việc bội chi cho Olympic mùa hè đã khiến đại hội thể thao lớn nhất hành tinh thành gánh nặng cho những thành phố tổ chức.

Từ năm 2015, thành phố Boston, Massachusetts là nơi đi đầu trong cuộc vận động tổ chức Olympic 2024 tại Mỹ. Tuy nhiên, sự phản đối của các cư dân tại đây đã tăng lên khi họ biết rằng, chính mình sẽ phải chi trả thêm tiền thuế nếu như sự kiện này đội chi phi so với dự toán. Kể từ đó, ý tưởng đưa Olympic về Boston ngay lập tức bị hủy bỏ.

Không chỉ thành phố miền Đông nước Mỹ, rất nhiều địa phương khác đã ước rằng họ “noi gương” Boston, tránh xa việc tổ chức một kì đại hội xa hoa, còn lợi ích đang tỉ lệ nghịch với chi phí của nó.

Trong cuốn Circus Maximus của tác giả Andrew Zimbalist – giáo sư, nhà kinh tế học người Mỹ đã chỉ ra rằng, chỉ duy nhất Olympic Barcelona 1992 là kì thế vân hội có tác động thúc đẩy nền kinh tế tại địa phương, bao gồm cải thiện tỉ lệ việc làm và thu nhập từ khách du lịch.

Một nghiên cứu khác của đại học Oxford chứng minh mỗi kì Thế vận hội được tổ chức từ năm 1960, đã vượt qua trung bình 172% điều kiện dự toán ban đầu.

Olympic Tokyo có nên là kì Thế vận hội mùa hè cuối cùng?

Từ năm 1960, các kì Olympic đã trở thành gánh nặng cho không chỉ thành phố, mà cả các quốc gia sau khi đăng cai. 

Để chuẩn bị cho mỗi kì Olympic, công tác hậu cần không dừng lại ở việc xây dựng hay cải tạo lại các cơ sở thể thao. Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) khẳng định các thành phố đôi khi cần chi hàng triệu đô để tu bổ các công trình khách sạn, đường sá và phương tiện giao thông công cộng.

Không chỉ cơ sở vật chất, con người cũng là yếu tố bị ảnh hưởng lớn bởi Olympic. Tại Olympic Seoul 1988 và Bắc Kinh 2008, ước tính có tới 2 triệu người dân bị ảnh hưởng bởi việc phải di dời nơi ở phục vụ công tác chuẩn bị. Mới đây nhất, thành phố Rio de Janeiro (Brazil) cũng không thể đăng cai Olympic nếu không yêu cầu gần 60 ngàn người dân phải di dời nhà hoặc các địa điểm kinh doanh.

Hệ sinh thái thể thao không đồng nhất

Sự chênh lệch đẳng cấp của các giải đấu thể thao ngoài Olympic cũng biến đại hội thể thao này giảm đi đáng kể sức hút của nó. Với bóng đá, các đội tuyển thường chỉ cử đội U23 – đặc biệt ở nội dung bóng đá nam tới thế vận hội.

Các ngôi sao quần vợt cũng sẵn sàng tập trung cho US Opne hay Wimbledon thay vì tìm kiếm huy chương tại đây. Một ví dụ điển hình nhất là tay vợt người Anh Andy Murray, người từng giành 2 huy chương vàng đơn nam, trong khi đó, Roger Federer lại không có thành tích này ở Thế vận hội.

Với Boxing, những ngôi sao hàng đầu như Floyd Mayweather Jr cũng kết thúc hành trình Olympic sau tấm huy chương đồng tại Atlanta 1996 do điều luật cấm các võ sĩ chuyên nghiệp tranh tài tại Olympic.

Olympic Tokyo có nên là kì Thế vận hội mùa hè cuối cùng?

Từ năm 1960, các kì Olympic đã trở thành gánh nặng cho không chỉ thành phố, mà cả các quốc gia sau khi đăng cai. 

Nếu xét về mặt đối lập, các môn thể thao không quá phổ biến như bắn cung, cử tạ, bơi hay vật… Olympic giúp họ có cơ hội đổi đời. Những tấm huy chương tại Thế vận hội có thể giúp họ vài phút nổi tiếng trước khi biến mất trong một vài năm sau đó.

Tuy nhiên, việc tập trung quá mức vào Thế vận hội, khiến cho các môn thể thao ít phổ biến càng khó thoát ly ra để tổ chức các giải đấu độc lập, kìm hãm khả năng tiếp cận với số đông khán giả.

Hãy thử nghĩ xem, có bao nhiêu sự quan tâm đối với một môn thể thao, và sự quan tâm đó kéo dài bao lâu kể cả khi một vận động viên ở quốc gia nào đó đạt huy chương tại Thế vận hội? Đối với Việt Nam, bao nhiêu khán giả thực sự theo dõi cử tạ sau tấm huy chương của Hoàng Anh Tuấn? Bao nhiêu người quan tâm tới bắn súng sau kì tích của Hoàng Xuân Vinh?

Dù không thể đổ lỗi hoàn toàn, nhưng rõ ràng Olympic có tạo ra một hệ sinh thái không đồng nhất, với việc nhiều môn thể thao vẫn phát triển mà không cần coi trọng đấu trường này, trong khi một số môn khác không thể mở rộng nếu không có nó.

Olympic Tokyo có nên là kì Thế vận hội mùa hè cuối cùng?

Một tấm huy chương, có khiến khán giả ở nơi nào đó trở thành những người theo dõi trung thành, góp phần vào sự phát triển của bộ môn? 

Olympic đã lỗi thời?

Dĩ nhiên, việc cho rằng Olympic sẽ kết thúc ngay sau Tokyo 2021 là điều khó có thể xảy ra. Bởi những kế hoạch tiếp theo cho Paris 2024 và đặc biệt là Hollywood 2028 đang được IOC tính toán cũng như kì vọng rất nhiều.

Nhưng những thành công đó cũng không thể lấp đi sự thất bại của Olympic nếu xét trên tổng thể mọi mặt của thể thao, đặc biệt là sự phổ cập với khán giả. Trong thời đại của công nghệ, thời gian ngồi trước màn hình TV ngày càng khan hiếm, thật khó để khiến người dân theo dõi hết được một sự kiện thể thao với hàng chục môn thi đấu, diễn ra liên tục trong hàng tuần với hàng trăm câu chuyện về các vận động viên từ khắp thế giới.

Một phương án đang được bàn luận, chính là việc bãi bỏ hai kì Thế vận hội mùa hè và mùa đông, tập trung nguồn lực củng cố phát triển riêng lẻ các môn thể thao còn chưa phổ biến. Cho tới khi đó, Olympic vẫn còn là một sân chơi “bắt buộc” với rất nhiều quốc gia, liên đoàn, vận động viên để theo đuổi mục tiêu có được thành công và danh tiếng.