Friday, 22nd November, 2024 4:29

TẠI SAO "NHÂN QUYỀN' LÀ MỘT CHIÊU BÀI ĐỂ CHỐNG PHÁ
Bất chấp những thành tựu Việt Nam đạt được, lá bài “nhân quyền” vẫn được các đối tượng sử dụng để xuyên tạc Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như: không bảo vệ quyền trẻ em, vi phạm quyền của đồng bào dân tộc thiểu số; vẫn chưa đủ, khi Nhà nước Việt Nam ra chính sách phòng chống dịch COVID-19, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân, họ vẫn tìm lý do cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền; khi xử lý chấm dứt hoạt động của các tà giáo, các tổ chức phản động đội lốt tôn giáo, rồi xét xử những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam… cũng vi phạm nhân quyền nốt. Những luận điệu lợi dụng nhân quyền lặp đi lặp lại nhiều đến mức lố bịch. Thế nhưng tại sao chiêu bài nhân quyền lại được dùng nhiều đến như vậy? Câu trả lời rất đơn giản, đây là một trong những mũi tấn công quan trọng nhất và cũng rất nguy hiểm của địch. Nhân quyền là “chiêu bài” thường xuyên bị các thế lực thù địch lợi dụng chống phá, bởi “nhân quyền” cùng với “dân chủ”, “dân tộc”, “tôn giáo” được coi là 4 đòn đột phá, 4 mũi xunց kích trên lĩnh vực tưởng – văn hóa của các thế lực thù địch để chuyển hóa từ bên trong và tạo cớ để can thiệp từ bên ngoài nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Mặc dù, những tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí vẫn tích cực ủng hộ, cổ súy cho những kẻ vi phạm pháp luật và liên tục vu cáo, bôi nhọ Đảng, Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền. Thực tế, các tổ chức, đối tượng này không quan tâm gì đến những tiến bộ về nhân quyền. Điều chúng mong muốn, đó là vẽ nên diện mạo xấu xí và vu cáo đất nước Việt Nam là nơi mà khái niệm dân chủ, nhân quyền không tồn tại, để rồi từ đó, hướng tới những mục đích sâu xa và thâm độc hơn. Nếu tình hình nhân quyền tại Việt Nam giống như những luận điệu xuyên tạc, vu cáo thì tại sao vào năm 2013, 184/193 nước bỏ phiếu bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (nhiệm kỳ 2014 – 2016); ngày 21/10/2015, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 70 đã bỏ phiếu bầu 18 nước thành viên mới của Hội đồng Kinh tế – Xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC), nhiệm kỳ 2016-2018 Việt Nam đã trúng cử với số phiếu 182/187; ngày 7/6/2019, tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Việt Nam trúng cử thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc với số phiếu 192/193 phiếu ủng hộ. Lý do gì Liên Hợp Quốc đánh giá cao và ủng hộ những nỗ lực, sáng kiến của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là luôn tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Trong Hiến pháp năm 2013, quyền con người được quy định tại Chương II rất rõ ràng; đồng thời, Việt Nam cũng rất nổ lực ưu tiên dành nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống, đảm bảo các quyền dân sự chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân. Bên cạnh đó, Việt Nam đã nội luật hóa nhiều quy định của các điều ước quốc tế, nghiêm túc triển khai các nghĩa vụ và cam kết quốc tế trong lĩnh vực quyền con người.

Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định cấm các tổ chức, cá nhân phá hoại, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Bất kỳ hành vi nào lợi dụng quyền tự do của cá nhân để xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác đều phải chịu xử lý của pháp luật. Pháp luật được thượng tôn thì kỷ cương mới được giữ vững, tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định của đất nước và cũng là tiền đề thúc đẩy, bảo đảm và phát huy các giá trị về quyền con người. Mỗi đất nước có quyền lựa chọn con đường riêng của mình, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của các quốc gia đó. Không thể chấp nhận được việc áp đặt, xuyên tạc, vu cáo dân chủ, nhân quyền của quốc gia khác vì đó là xâm phạm vào công việc nội bộ của một quốc gia. Cũng như vậy, việc ủng hộ, dung túng, cổ vũ những hành vi chống đối dựa vào tấm áo khoác nhân quyền là điều cần phải lên án và loại bỏ.

NGUỒN: BẢN SẮC CƯ KUIN