Sunday, 22nd December, 2024 1:09
TẠI SAO NHIỀU NGƯỜI CAMPUCHIA BIỂU TÌNH CHỐNG PHÁ VIỆT NAM?
LTS: Ba nước Đông Dương là PHÊN DẬU lẫn nhau trong bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh chính trị và truyền thống văn hóa lịch sử của nhau. Trước hết là người Việt Nam chúng ta luôn thể hiện rõ tinh thần đoàn kết Đông Dương, đừng để “MÔI HỞ RĂNG LẠNH”, mắc mưu các thế lực phản động, thù địch chống phá đất nước, chỉ trích chính phủ Campuchia trước những hiện tượng này.
Hơn 16.000 lượt người Campuchia tại Nhật Bản, Hàn Quốc và phương Tây đã tuần hành trong 3 ngày cuối tuần, giương cao khẩu hiệu “No CLV with Vietnam” nhằm mục đích lên án, chỉ trích Việt Nam.
CLV là viết tắt của Khu Tam giác Phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam, gồm 13 tỉnh biên giới Đông Bắc Campuchia – Nam Lào – Tây Nguyên Việt Nam. Đây là các tỉnh kém phát triển của ba quốc gia, là vùng vô cùng nhạy cảm về an ninh, quốc phòng, buôn lậu, chất cấm, tập hợp nhiều đồng bào dân tộc ít người và nằm xa những khu vực kinh tế phát triển. CLV đã có từ khoảng 25 năm trước chứ không phải mới đây. Và cũng vì nhiều lý do mà các phong trào chống dối CLV và Việt Nam tại nhiều nhóm người Campuchia lại trỗi dậy trong thời gian gần đây.
Lý do đầu tiên khiến nhiều người Campuchia chống đối Việt Nam, phản đối CLV là vì Việt Nam đã đầu tư nhiều nhất vào khu vực CLV với hơn 130 dự án. Luận điệu phản đối của người biểu tình Campuchia khá giống với đợt biểu tình chống Đặc khu diễn ra ở Việt Nam hồi năm 2018. Tức là người biểu tình Campuchia cho rằng Việt Nam sẽ thuê đất rồi rào lại, đưa công an và quân đội riêng rồi từ từ lấn chiếm đất đai.
Lý do thứ hai, nằm ở việc “đòi đất online” khi nhiều hội nhóm Khmer Krom tiến hành đòi chủ quyền vùng đất Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ của Việt Nam, yêu cầu khôi phục Đế quốc Khmer. Bên cạnh đó, cũng vu cáo Thủ tướng Hun Manet và Chủ tịch Thượng viện Hunsen bán đất cho Việt Nam. Một số hội nhóm này dựa vào luận điểm chỉ có 16% cột mốc biên giới ở Tam giác phát triển Cam – Lào – Việt được cắm mốc, còn lại sẽ được Việt Nam gây sức ép, cắm mốc dịch vào biên giới của Campuchia, nhằm chiếm đất của Campuchia. Tất nhiên đây cũng là điều vớ vẩn vì hiện tại khu vực biên giới Việt – Cam, Cam – Lào, Lào – Cam đều đã được hoàn tất việc phân mốc biên giới.
Lý do thứ ba, tỉnh Bình Phước nằm trong CLV là tỉnh mà ông Hun Sen sẽ sang Việt Nam cầu cứu. Đám người biểu tình còn đưa ra một luận điệu vô lý là “Thỏa ước Hun Sen – Việt Nam” được lập ra vào năm 1979 ngay khi giải phóng Phnom Penh. Người biểu tình cho biết Thỏa ước Hunsen – Việt Nam nêu rõ là 45 năm sau, tức là năm 2024, Hun Sen sẽ nhượng vùng Đông Bắc Campuchia, sáp nhập vào Việt Nam. Cái luận điệu này gây hài y hệt “Mật ước Thành Đô” – mật ước cho biết năm 2020 thì Việt Nam trở thành một tỉnh của trung Quốc.
Lý do cuối cùng, đó là tâm lý chống Việt Nam lên cao bởi những thông tin liên quan đến kênh đào Phù Nam. Những người biểu tình cho biết Việt Nam can thiệp vào nội bộ Campuchia và hành xử bề trên.
Nên nhớ rằng, nhóm người biểu tình này cũng lên án, chỉ trích, bài trừ Chính quyền hợp pháp của Campuchia hiện tại do Thủ tướng Hun Manet nắm quyền điều hành. Vậy nên, nếu là người Việt Nam, tuyệt đối không vì nhóm người này mà chỉ trích chính quyền Campuchia hiện tại.
NGUỒN: TIFOSI