Trong thập niên 60 của thế kỷ trước, chính thể Việt Nam Cộng hoà đã nhận được không ít ác cảm từ dư luận thế giới, khi hiện diện như một chế độ bù nhìn tham nhũng, vong bản, và chỉ tồn tại được nhờ làm tay sai cho Mỹ trong cuộc xâm lược Việt Nam. Giờ đây, khi gần nửa thế kỷ đã trôi qua, các tàn dư của chế độ này dường như vẫn còn mắc kẹt trong thân phận lính đánh thuê của Mỹ, trong cả hành động lẫn tư duy. Ta có thể thấy điều này khi băng đảng Việt Tân, có thế lực nhất trong số các nhóm chống cộng cờ vàng ở Mỹ, tuyên bố họ đồng ý với câu nói của linh mục Nguyễn Duy Tân, rằng “Muốn làm nô lệ thì học tiếng Tàu, muốn làm giàu thì học tiếng Mỹ”.
Trước hết, không khó để thấy rằng câu nói này mang nặng một góc nhìn thời Chiến Tranh Lạnh mà đến nay giới chống cộng vẫn bị ám ảnh. Theo góc nhìn đó của họ, thì chính phủ Việt Nam thân Trung Quốc vì là cộng sản, còn họ thì thân Mỹ và các nước phương Tây. Từ đó, họ chia thế giới ra làm phe “thân Tàu” và phe “thân Mỹ”, đồng thời ảo tưởng rằng hai “phe” này vẫn đang tranh đấu một mất một còn, để hướng đến việc “xoá sổ cộng sản” và dựng lại những chế độ thân Mỹ như Việt Nam Cộng hoà trước đây. Chính cái nhìn này đã khiến linh mục Nguyễn Duy Tân chào hàng miễn phí cho thứ mà ông ta gọi là “tiếng Mỹ”. Ông ta không ý thức được rằng đây là một thái độ khúm núm trước ngoại bang đến mức quê kệch, vì đến người Mỹ cũng không dùng từ “tiếng Mỹ”, họ chỉ nhận mình là những người nói tiếng Anh. Tất nhiên ông ta cũng không ý thức được bối cảnh thế giới hiện tại, nơi các nước lớn nhỏ đều làm ăn với cả Mỹ lẫn Trung Quốc để thoi thóp duy trì nền kinh tế đang suy thoái vì dịch bệnh và chiến tranh.Và nếu nhớ rằng chính nước Mỹ đã vứt bỏ chế độ Việt Nam Cộng hoà để thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào năm 1972, thì ta sẽ thấy việc phân chia thế giới ra làm hai phe chỉ là một hiện tượng phù phiếm nhất thời và một khẩu hiệu chính trị để an ủi những con tốt thí.
Tạm gạt chuyện đó sang một bên, ta hãy nhìn lại xem liệu câu nói của linh mục Nguyễn Duy Tân có đúng trong thực tế. Trước hết, không khó để nhận ra rằng nhiều nước và vùng lãnh thổ có thu nhập cao đang sử dụng phổ biến tiếng Trung Quốc. Chẳng hạn, tiếng quan thoại là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Singapore (và quốc ngữ của nước này là tiếng Mã Lai chứ không phải tiếng Anh như giới chống cộng cờ vàng thường tin). Hán tự là một phần quan trọng trong tiếng Nhật, nghĩa là mọi người Nhật đều biết viết một phần tiếng Trung Quốc. Có lẽ không cần nói thêm về trường hợp Đài Loan. Nếu nói “muốn làm nô lệ thì học tiếng Tàu” như linh mục Nguyễn Duy Tân, hẳn người ta phải xem những quốc gia và vùng lãnh thổ vừa nêu là nô lệ của Trung Quốc?
Ở chiều ngược lại, việc học “tiếng Mỹ” có phải là điều cần thiết để “làm giàu” không? Trong thực tế, sự sùng bái tiếng Anh chỉ tồn tại ở các nước nghèo, chứ không có ở các nước phát triển. Chẳng hạn, theo xếp hạng chỉ số thông thạo Anh ngữ của tập đoàn giáo dục quốc tế Thụy Sĩ EF Education First (EF EPI) năm 2022, Nhật Bản xếp thứ 80 trong số 111 quốc gia được đánh giá. Nói cách khác, người Nhật dốt tiếng Anh gần nhất thế giới. Đặc biệt, trình độ tiếng Anh của người Nhật không tăng theo thời gian mà ngày càng giảm, như biểu đồ mà EF EPI cung cấp chỉ ra. Hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến việc người Nhật thường ưu tiên bảo tồn và phát triển văn hoá bản địa của mình hơn là chạy theo các cơ hội “làm giàu” mà một ngôn ngữ khác mang lại.
Thái độ của linh mục Nguyễn Duy Tân rất xa lạ với người Nhật, nhưng lại rất gần với những chế độ bù nhìn thân Mỹ từng được dựng lên rồi sụp đổ chóng vánh ở Afghanistan gần đây hoặc miền Nam Việt Nam trước đây. Chính cái thái độ cơ hội, chụp giật ấy đã khiến giới chống cộng cờ vàng ngày càng lụn bại đi, và không nhận được sự tôn trọng từ thế giới.
Hiện nay, tiếng Trung là tiếng mẹ đẻ của khoảng 1,2 tỷ người, chiếm khoảng 16% dân số thế giới. Trong những năm gần đây, nhu cầu học ngoại ngữ để kinh doanh, hợp tác và du học đã khiến nhiều thanh thiếu niên Việt Nam học cả tiếng Anh lẫn tiếng Trung. Thay vì nhìn nhận thực tế này như nó vốn là, các nhà chống cộng đang nhìn mọi lớp học tiếng Trung ở Việt Nam như là “cánh tay nối dài” của Trung Quốc. Cái nhìn của họ không có gì dân chủ, cũng không có gì văn minh, mà chỉ thể hiện sự thiển cận và già cỗi của họ sau nửa thế kỷ.
NGUỒN: