Friday, 13th September, 2024 16:54

Trước sự bùng phát của đại dịch COVID-19, bên cạnh đẩy mạnh việc tiêm chủng vaccine thì nhiều quốc gia cũng thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp giãn cách xã hội để giảm thiểu tối đa việc lây nhiễm bệnh.

Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người, xe môtô, xe scooter và đường
Ở nước ta, việc các địa phương thực hiện biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đại đa số người dân. Mặc dù quá trình giãn cách xã hội sẽ gây khó khăn về điều kiện ăn ở, đi lại, sinh hoạt, sản xuất, lưu thông, tuy nhiên đây là biện pháp cần thiết, cấp bách. Người dân luôn luôn sẵn sàng đồng hành với Chính phủ với tinh thần chung là sớm đẩy lùi dịch bệnh để đưa cuộc sống ổn định trở lại.
Đại dịch cũng đã và đang tác động, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống của người dân, nhất là người nghèo, người không có công việc ổn định trong xã hội. Chính vì lẽ đó, Chính phủ rất quan tâm, triển khai các gói hỗ trợ và chỉ đạo sát sao để người dân không thiếu ăn, thiếu mặc, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, do điều kiện, tình hình thực tế của một số địa bàn cơ sở tại các địa phương thực hiện giãn cách nghiêm ngặt nên việc tiếp cận, hỗ trợ chưa kịp thời và một số người dân có phản ứng về vấn đề này.
Điển hình vào ngày 27/8, một số người dân khu trọ đường Bưng Ông Thoàn, phường Phú Hữu, quận 9, TP Hồ Chí Minh có phản ứng vì chưa nhận được tiền hỗ trợ của địa phương và clip vụ việc này được đăng tải trên mạng xã hội.
Lợi dụng tình hình trên, các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối chính trị đã chia sẻ video, hình ảnh, bài viết có lời lẽ kích động, thổi phồng sự thật, cho rằng chính quyền không quan tâm đến cuộc sống của người dân, có hàng trăm, hàng nghìn người tham gia biểu tình, tuần hành phản đối chính quyền, kéo lên trụ sở “cướp kho thóc”. Đài Châu Á tự do (RFA) ngày 30/8 đăng tải đoạn video không trích dẫn rõ nguồn gốc và quy kết rằng: “TPHCM: Kéo hàng trăm người biểu tình, hơn 100 hộ dân được hỗ trợ ngay sau đó”.
Tại thời điểm này, một số kênh truyền thông của các tổ chức phản động cũng đã có các bài đăng tương tự để kích động tâm lý người dân, cho rằng người dân không thể ngồi nhà chờ hỗ trợ, xuống đường là giải pháp để có cái ăn, cái mặc.
Tổ chức khủng bố Việt Tân ngày 29/8 rêu rao: “Dân đã bắt đầu biết xuống đường đấu tranh bất bạo động. Đói ít thì còn ôn hòa thế, vài tuần nữa, đói nhiều không biết tình hình sẽ ra sao! “Con giun xéo lắm cũng quằn”, dân không phải là giun nên không thể cách ly kiểu giam lỏng người dân cả tháng trời mà không cung cấp cho họ đủ sức cầm cự là coi như tiêu…”.
Các bài viết thổi phồng tình hình thực tế diễn ra tại địa phương, những video được cắt xén, lồng ghép khiến người xem không hiểu rõ đầu đuôi, bản chất sự việc được các đối tượng tung ra để gây tâm lý căng thẳng, lo lắng trong nhân dân, từ đó kích động phản đối, cao hơn nữa là biểu tình, bạo loạn.
Ngoài ra, thời gian vừa qua, trên các kênh truyền thông của nhiều cá nhân, tổ chức phản động cũng xuất hiện thông tin tuyên truyền, kích động tại các khu vực cách ly về tư tưởng hận thù, chia rẽ để người dân tiến hành các hoạt động chống đối; các đối tượng tung tin “ở lại nhiễm bệnh sẽ chết”, từ đó “vẽ đường” xúi giục người dân phá rào ra về, không thực hiện các biện pháp cách ly theo yêu cầu.
Có thể thấy rằng, sự việc xảy ra ở đường Bưng Ông Thoàn vào ngày 27/8 vừa qua là một cái cớ để các tổ chức phản động, chống đối bên ngoài, các đối tượng cơ hội chính trị trong nước kích động người dân tham gia các hoạt động biểu tình trong thời điểm đang giãn cách xã hội.
Cùng với đó, các đối tượng tung lên các video có nội dung không đầy đủ, không phản ánh đúng bản chất như việc một số người trong khu cách ly chen lấn lấy thức ăn hay cảnh công nhân to tiếng, tranh cãi với nhân viên bảo vệ ở một khu công nghiệp tại Bình Dương. Đây là hành vi nguy hiểm nếu như người dân không đề cao cảnh giác với những video thất thiệt trên mạng.
CẢNH GIÁC MƯU ĐỒ KÍCH ĐỘNG BIỂU TÌNH, CHỐNG PHÁ GIÃN CÁCH XÃ HỘI
Bà Nguyễn Thị Hương Hiệp, Bí thư Đảng ủy phường Phú Hữu (TP Thủ Đức) chia sẻ với báo chí: “Với phương châm không để người dân thiếu đói, ngoài hỗ trợ nhu yếu phẩm như rau củ quả thì phường cũng cố gắng hỗ trợ thêm bà con lạp xưởng, cá hộp… để bà con cải thiện bữa ăn. Phường cũng đã nhanh chóng chuyển tới 111 hộ dân trong khu trọ, mỗi hộ 1,5 triệu đồng để bà con trang trải các nhu cầu cuộc sống trong thời điểm dịch. Người dân tại đây sau khi được chính quyền địa phương giải thích, chia sẻ, động viên đã rất phấn khởi, vui mừng, với tinh thần đoàn kết chung tay cùng địa phương để sớm đẩy lùi dịch bệnh”.
Ở nhiều địa phương, người dân cũng thể hiện quan điểm luôn san sẻ sự khó khăn, vất vả cùng tuyến đầu chống dịch, cùng Chính phủ. Nhiều người dân cũng có nghĩa cử cao đẹp, tình nguyện nhường cơm, sẻ áo với tinh thần “lá rách ít đùm lá rách nhiều”, bớt phần gánh nặng cho địa phương, điều đó cũng thể hiện tấm lòng cao cả, tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam.
Trái ngược với những gì mà Chính phủ, nhân dân đang thực hiện để làm tốt công tác chống dịch, các đối tượng phản động, thù địch coi đây là cơ hội, thời cơ vàng để kích động, làm rối ren tình hình xã hội. Các đối tượng cho rằng, một khi tâm lý của người dân đang lo lắng, hoang mang, sự thiếu thốn trong thời điểm giãn cách sẽ là cơ hội để tác động vào nhận thức tư tưởng để họ xuống đường biểu tình.
Thực tế cho thấy, tại một số địa phương cũng từng xảy ra hành vi kích động biểu tình của các phần tử chống đối chính trị dưới sự chỉ đạo, dẫn dắt của các tổ chức phản động bên ngoài nhân các vụ việc nóng như vấn đề Biển Đông; dự án thay thế cây xanh của Hà Nội; vụ Công ty Formosa xả thải gây ô nhiễm biển miền Trung…
Công tác phòng, chống dịch COVID-19 là vấn đề trọng tâm, cấp bách hiện nay với sự quan tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 yêu cầu dồn lực chăm lo cho nhân dân, tận dụng “thời gian vàng” để đẩy lùi dịch bệnh nhanh nhất, sớm đưa cuộc sống trở lại ổn định.
Tại buổi làm việc với TP Hồ Chí Minh về công tác phòng, chống dịch COVID-19 mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kết luận “Bảo đảm cho người dân không thiếu ăn, thiếu mặc; đưa dịch vụ y tế đến gần dân nhất ngay tại xã, phường, thị trấn; bảo đảm an dân, an ninh, trật tự an toàn xã hội…”.
Thủ tướng yêu cầu các cấp chính quyền kêu gọi, vận động, thuyết phục, giải thích để người dân hiểu rõ, việc thực hiện giãn cách và các biện pháp phòng, chống dịch là nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm của mỗi người.
“Điều đáng mừng là việc tăng cường giãn cách nghiêm ngặt được đa số người dân đồng tình, ủng hộ. Nếu không quyết tâm làm thì càng kéo dài, người dân càng khổ, càng bức bách, càng mất mát. Trong thời gian tăng cường giãn cách, phải đạt được mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh tại 312 xã, phường. Nếu kiểm soát được dịch bệnh tại 312 xã, phường thì sẽ kiểm soát được dịch bệnh tại thành phố” – Thủ tướng nêu rõ.
CẢNH GIÁC MƯU ĐỒ KÍCH ĐỘNG BIỂU TÌNH, CHỐNG PHÁ GIÃN CÁCH XÃ HỘI
Thời gian tới, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng tiếp tục có những diễn biến phức tạp với những biến chủng mới rất khó lường. Các quốc gia trên thế giới đang tham gia vào cuộc “rượt đuổi” để tìm ra được các phương pháp, mô hình khống chế dịch hiệu quả nhất.
Trong bối cảnh đó, các phần tử chống phá chế độ sẽ tiếp tục lợi dụng tình hình để tuyên truyền, kích động chống phá, nhất là ở các địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Do đó, mỗi người dân chúng ta cần cảnh giác trước các luận điệu kích động biểu tình, kêu gọi xuống đường thông qua các bài viết, video, hình ảnh thất thiệt trên internet. Chủ động ứng biến, tiếp cận có chọn lọc trước nguồn thông tin trên internet, biết cách chọn lựa, sàng lọc để tránh sự tác động tiêu cực từ các nguồn thông tin này.
Cẩn trọng trước những thông tin được phát đi từ các trang tin của các cá nhân, tổ chức chống đối chính trị, các trung tâm truyền thông thiếu thiện chí với Việt Nam. Mỗi người sử dụng mạng xã hội cần nêu cao ý thức, trách nhiệm trước cộng đồng, nên lan tỏa, chia sẻ những thông tin tích cực, chính thống, có ý nghĩa động viên tinh thần trong công tác phòng, chống dịch. Ngược lại, không chia sẻ những thông tin thất thiệt, không rõ nguồn gốc, thông tin sai trái, độc hại. Đặc biệt, cảnh giác với những thông tin kích động biểu tình, chống phá.
Về phía cơ quan chức năng, cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn nữa các thông tin chính xác, kịp thời, tạo ra được sự đồng thuận, chia sẻ, ủng hộ của người dân. Với các thông tin, hình ảnh thất thiệt, độc hại trên internet, cần xác minh, kiểm tra để phản hồi kịp thời, tránh để kéo dài khoảng trống thông tin, gây lo lắng trong nhân dân.
CẢNH GIÁC MƯU ĐỒ KÍCH ĐỘNG BIỂU TÌNH, CHỐNG PHÁ GIÃN CÁCH XÃ HỘI
Kịp thời nắm các thông tin trái chiều trên không gian mạng, các thông tin kích động biểu tình, chống đối được phát đi từ các trung tâm truyền thông thiếu thiện chí với Việt Nam, các cá nhân, tổ chức chống đối chính trị để khuyến cáo tới người dân phòng ngừa, đấu tranh. Đồng thời bám sát địa bàn cơ sở, từng hộ dân, nắm kỹ các nguồn thông tin, đặc biệt là phản ánh của người dân, lao động nghèo để có các biện pháp tham mưu, đề xuất kịp thời cho chính quyền chăm lo, hỗ trợ kịp thời.
Ảnh: Lực lượng Công an tại chốt kiểm trên đường Phạm Văn Đồng (phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức) kiểm tra giấy tờ của người lưu thông. Ảnh: TTXVN

Khắc Khánh – Nguyễn Huân

Nguồn: huongsenviet.com