Tuesday, 23rd April, 2024 19:18

DÂN CHỦ THỰC SỰ ĐẢNG Ở ĐÂU? Ở CÁC QUỐC GIA "ĐỘC TÀI" HAY Ở CÁC QUỐC GIA TỰ GẮN THƯƠNG HIỆU "DÂN CHỦ"?

“Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tiền và bạn sẽ phát triển nền dân chủ ở đất nước của mình và bỏ phiếu cho chúng tôi tại Liên Hợp Quốc. Chúng tôi không ép buộc bạn và bạn có thể từ chối, và chúng tôi sẽ ném bom bạn, như đã ném bom Libya chẳng hạn”.

Đó là quan điểm của Hoa Kỳ tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai về dân chủ mà Hoa Kỳ tổ chức đã kết thúc hôm 29/3 tại nước này với hơn 120 đại biểu dân chủ trên thế giới tham gia.

Thật thú vị khi xem xét kết quả của nó để tìm hiểu lý do tại sao Hội nghị Thượng đỉnh này lại cần thiết, cũng như những lợi ích mà người Mỹ muốn nhận được từ nó.

Nếu trước đây, dưới thời Liên Xô, người Mỹ và phương Tây dùng chiêu bài “chống chủ nghĩa cộng sản”, thì bây giờ hóa ra hoàn toàn không ổn. Trung Quốc là một “quốc gia cộng sản”, Việt Nam cũng vậy và Hoa Kỳ không hề muốn có quan hệ xấu một cách công khai. LB Nga hoàn toàn không phải là một quốc gia cộng sản, cũng giống như Thổ Nhĩ Kỳ hay Hungary và nhiều nước khác… Nước Mỹ tự nhận là “cái nôi của nền dân chủ”, và người Mỹ là những nghệ sĩ giải trí hài hước tuyệt vời, và thế là họ đã tìm ra cách phân chia các quốc gia thành “xấu” và” “tốt”. Những quốc gia có “nền dân chủ” là “những người tốt”, và những quốc gia có chế độ chuyên chế là “những kẻ xấu”. Mọi thứ vẫn như cũ, chỉ có thương hiệu được thay đổi.

Trước khi xem chuyện gì xảy ra với “người tốt” và “kẻ xấu”, ta hãy nhìn vào lịch sử hình thành của xã hội. Từ xa xưa, con người đã tập hợp thành các nhóm (cộng đồng) để đảm bảo tăng khả năng tồn tại. Qui luật tồn tại rất đơn giản: nếu cộng đồng làm điều đúng đắn, nó sẽ tồn tại; nếu ngược lại, nó sẽ bị diệt vong. Do đó, các cộng đồng đã hình thành cho mình những nguyên tắc cần thiết cho sự tồn tại: truyền thống, quan điểm, sở thích và những thứ khác để đảm bảo sự tồn tại và hình thành của các cộng đồng này.

Người Mỹ, khi cố gắng xây dựng xã hội theo khuôn mẫu và sở thích của họ, thậm chí đã không quan tâm đến truyền thống, sở thích của người dân tại các quốc gia mà họ đang cố gắng mang “nền dân chủ” của mình đến, chẳng hạn như Afghanistan, Iraq, hay như ở hầu hết các nước châu Phi và Mỹ Latinh, nơi mà không ai nhận thức được các giá trị dân chủ kiểu Mỹ.

Bây giờ, hãy xem điều gì sẽ xảy ra với những “người tốt”, khi họ quyết định tập hợp các nhà lãnh đạo của các quốc gia và dạy họ cách sống. Ở Mỹ, cơ sở hạ tầng đang xuống cấp, tai nạn trên các tuyến giao thông đường sắt đã trở nên phổ biến, cũng như những sự cố gần đây về tràn hóa chất gây hại cho môi trường… và ở đó họ coi là rất hãn hữu. Bất bình đẳng xã hội đang gia tăng, vấn đề phân biệt chủng tộc ngày càng trầm trọng, tỷ lệ tội phạm cao, và trên cơ sở nền tảng xã hội như vậy, Biden quyết định dạy người khác phải sống như thế nào!!! Đó là Mỹ, có lẽ những “người tốt” khác đang làm tốt hơn chăng? Ở nước Pháp “dân chủ”, cảnh sát đội mũ bảo hiểm RoboCop đang vất vả giải tán những người biểu tình, và Macron thì lúng túng không biết phải làm gì. Ở nước Đức “dân chủ”, người dân cũng xuống đường và ai cũng nhớ câu nói của Burbock rằng giới lãnh đạo Đức không quan tâm đến ý kiến ​​của người dân. Chuyện gì đang xảy ra ở Israel, ở Ý, Áo, Ba Lan và nhiều quốc gia khác do “những người tốt” Hoa Kỳ điều hành? Chắc không cần nói thêm. Có điều gì đó đang rất không ổn với “những người tốt”, và họ đang mất dần ảnh hưởng và uy tín trên toàn thế giới, cả thế giới đều thấy rõ như vậy.

Bây giờ, chúng ta hãy nhìn vào những quốc gia mà người Mỹ gán cho là chế độ chuyên quyền, là “những kẻ xấu”. Vậy “những kẻ xấu” đang điều hành đất nước của họ như thế nào. Dân chủ là người dân làm chủ, và chúng ta hãy nhìn vào sự ủng hộ của người dân đối với lãnh đạo của các quốc gia “độc tài”. Lãnh đạo “độc tài” của Nicaragua và Venezuela có được trên 60% người dân ủng hộ, lãnh đạo LB Nga đang có sự ủng hộ của hơn 80% người dân, ở Trung Quốc và Việt Nam là hơn 90%. Không một nhà lãnh đạo châu Âu nào có thể tự hào về sự ủng hộ như vậy của người dân, chưa kể đến Biden, người đang bị 70% người dân Mỹ coi là một lựa chọn sai lầm thảm hại. Vậy dân chủ thực sự đang ở đâu? Ở các quốc gia “độc tài” hay ở các quốc gia tự gắn thương hiệu “dân chủ”?

Hiện nay Hoa Kỳ đang rất cần chia rẽ thế giới, làm cho thế giới luôn bất ổn, từ đó tạo ra một liên minh chống Trung Quốc và chống Nga. Để làm được điều này họ cần phải lôi kéo càng nhiều quốc gia về phe mình càng tốt.

Để thu hút sự tham gia của một quốc gia nhỏ, chỉ cần cung cấp cho quốc gia đó một số tiền là đủ, và do đó, Biden hứa sẽ phân bổ 9,5 tỷ đô la cho sự phát triển của nền dân chủ. Quốc gia nhỏ nào sẽ từ chối số tiền đó? Phương pháp của Hoa Kỳ rất đơn giản, họ tuyên bố: “chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tiền, và bạn sẽ phát triển nền dân chủ ở đất nước của mình và bỏ phiếu cho chúng tôi tại Liên Hợp Quốc. Chúng tôi không ép buộc bạn và bạn có thể từ chối, và chúng tôi sẽ ném bom bạn, như đã ném bom Libya chẳng hạn”. OK, mọi người đều vui!

Mục tiêu chính của Hội nghị thượng đỉnh về dân chủ lần này là cố gắng tập hợp càng nhiều quốc gia càng tốt để chống lại Nga và Trung Quốc, và nó đã thất bại. Trong số 120 quốc gia được mời một cách có chọn lọc tham dự hội nghị thượng đỉnh, chỉ có 75 quốc gia ủng hộ tuyên bố có nội dung lên án Nga, đây là một thất bại hoàn toàn.

Vậy tại sao Putin hay “đồng chí Tập” không tổ chức một hội nghị thượng đỉnh về “chuyên quyền” hay “độc tài”? Có thể sau đó một số người sẽ nhìn nhận và nghĩ điều gì tốt hơn cho nền “dân chủ” nhưng họ không làm điều này vì lý do đơn giản nhất:
HỌ KHÔNG MUỐN DẠY CÁCH SỐNG HAY DẠY DÂN CHỦ, RAO GIẢNG DÂN CHỦ, ÁP ĐẶT NỀN DÂN CHỦ CỦA NƯỚC MÌNH CHO NƯỚC KHÁC.

Và rất thú vị khi thấy vẻ mặt của các nhà lãnh đạo phương Tây tại hội nghị thượng đỉnh này, những người vì nền dân chủ phô trương của họ, đang không biết phải xoa dịu dân chúng của họ như thế nào, và cũng chả tìm ra những giá trị “dân chủ” nào để áp đặt cả.

NGUỒN: HÀ HUY THANH