Thursday, 16th January, 2025 20:10

PHẢI CHĂNG VIỆT NAM LÀ MỘT NƯỚC KHÔNG DÂN CHỦ?
Các thế lực thù địch tuyên truyền luận điệu cho rằng, Việt Nam là một nước không dân chủ và “độc tài”; vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, đàn áp tôn giáo và kỳ thị dân tộc. Chúng phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Các thế lực thù địch lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền để bóp méo, xuyên tạc việc thực hiện dân chủ, cho rằng Việt Nam không có dân chủ, bởi “chế độ một đảng cầm quyền là cản trở sự phát triển của đất nước”. Các thế lực phản động, thù địch xuyên tạc về vấn đề dân chủ ở Việt Nam nhằm thực hiện âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây kích động biểu tình, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam; tuyên truyền Việt Nam là một nước thiếu tự do, dân chủ đối với đồng bào dân tộc thiểu số và một số tôn giáo. Chúng ngày càng có nhiều thủ đoạn tấn công và xuyên tạc về dân chủ và tự do của Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau và ngày một tinh vi hơn. Đồng thời, chúng còn lan truyền thông tin bịa đặt rằng, Việt Nam là một nước không có tự do, dân chủ và nhân quyền. Đó là những quan điểm sai trái cần đấu tranh bác bỏ.

Ở Việt Nam, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với thực tiễn xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ là bản chất của chế độ, là mục tiêu, là động lực của sự phát triển đất nước, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, đặt nhân dân ở vị trí trung tâm, có quyền quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước.

Tư tưởng C.Mác về dân chủ có ý nghĩa đặc biệt, mở ra giai đoạn mới trong nhận thức về dân chủ. Trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen (năm 1843), C.Mác đã chỉ ra bản chất của chế độ dân chủ: “Trong chế độ quân chủ, chúng ta có nhân dân của chế độ nhà nước; trong chế độ dân chủ, chúng ta có chế độ nhà nước của nhân dân. Chế độ dân chủ là câu đố đã được giải đáp của mọi hình thức chế độ nhà nước”.

Theo đó, chế độ dân chủ xuất phát từ con người, nhân dân là chủ thể tạo ra chế độ nhà nước dân chủ theo ý chí và nguyện vọng của mình. Đồng thời, C.Mác cũng chỉ ra điểm khác nhau căn bản về bản chất giữa chế độ dân chủ và chế độ quân chủ: “Chế độ dân chủ là chế độ nhà nước với tư cách là khái niệm loài. Còn chế độ quân chủ thì chỉ là một trong những giống của chế độ nhà nước, mà lại là một giống tồi. Chế độ dân chủ là nội dung và hình thức. Chế độ quân chủ dường như chỉ là hình thức, nhưng trong thực tế thì nó xuyên tạc nội dung”.

Trong tác phẩm Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản, khi trả lời câu hỏi: Cuộc cách mạng đó sẽ diễn biến như thế nào? C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “nó tạo ra một chế độ dân chủ và nhờ đó trực tiếp hay gián tiếp tạo ra quyền thống trị chính trị của giai cấp vô sản”. Kế thừa tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen , V.I.Lênin đã đưa những quan điểm về dân chủ. Trong tác phẩm Nhà nước và Cách mạng, V.I.Lênin viết: “Chế độ dân chủ có một ý nghĩa lớn lao trong cuộc đấu tranh tự giải phóng của giai cấp công nhân chống bọn tư bản”. Lênin nhấn mạnh đến vai trò, ý nghĩa của chế độ dân chủ đối với việc giải phóng giai cấp công nhân. Sang giai đoạn Chính sách kinh tế mới, V.I.Lênin cho rằng cần phải thực hiện được nền dân chủ xã hội chủ nghĩa kiểm mới, vượt ra khỏi nền dân chủ tư bản chủ nghĩa, thực hiện phương pháp kết hợp giám sát bên trong và bên ngoài của bộ máy đảng, nhà nước và tăng cường giám sát bên trong và bên ngoài của bộ máy đảng, nhà nước và tăng cường giám sát đối với lãnh đạo cao nhất; thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn chặt với quần chúng nhân dân. V.I.Lênin nhấn mạnh: “Dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân”.

Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong suốt quá trình hoạt động của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của nhân dân, lấy dân là gốc. Người xác định nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, cán bộ nhà nước phải là công bộc của dân, gần dân, tin dân, và “Nhà nước ta là Nhà nước cảu nhân dân…”.

Quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước qua từng giai đoạn phát triển của lịch sử. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam xây dựng là nền dân chủ tiến bộ, nhân văn của toàn thể nhân dân lao động, nhân dân đóng vai trò là vị trí trung tâm, là chủ thể của đất nước.

Trải qua các giai đoạn phát triển, dân chủ ngày càng được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc, toàn diện hơn và phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước. Đảng chủ trương xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, quyền làm chủ của nhân dân. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: “Đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Thực tế những thành quả về thực hiện nhân quyền ở Việt Nam đã phản bác lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch cho rằng Việt Nam là một nước không có dân chủ và nhân quyền. Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam luôn đặt vấn đề dân chủ và quyền con người lên hàng đầu. Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Đảng, Nhà nước đã đề ra hàng loạt chính sách bảo đảm an toàn cho người dân; chính sách an sinh xã hội nhằm ổn định cuộc sống cho người dân, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng ưu tiên. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cũng có những chính sách hỗ trợ công dân ở nước ngoài về nước. Những điều này khẳng định mục tiêu của Đảng, Nhà nước Việt Nam là “đặt lợi ích của người dân lên trên hết” và cho thấy nỗ lực, quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ, bảo đảm, thúc đẩy dân chủ, nhân quyền.

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Điều này khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn 90 năm qua. Đó là thực tế không thể phủ nhận và đã được kiểm chứng trong lịch sử Việt Nam hiện đại và sự tin tưởng, ủng hộ, đồng thuận xã hội của toàn thể nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam; cũng như sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế. Đó là bằng chứng hùng hồn, mạnh mẽ đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; khẳng định tính ưu việt, bản chất dân chủ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ vững lập trường, kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tiễn của đất nước để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặt nhiệm vụ quan trọng hàng đầu phải xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện phát huy dân chủ trong Đảng là trọng tâm để thực hiện dân chủ trong cả hệ thống chính trị; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Chúng ta chủ trương không ngừng và phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”.

Đấu tranh, phản bác những luận điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ hết sức quan trọngcần được thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài; bảo đảm quyền làm chủ trên thực tế của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

NGUỒN: VĂN KHOA