Thursday, 19th September, 2024 4:35

Ngày 11/6 vừa qua, hàng nghìn người Mỹ đã xuống đường nhằm kêu gọi Chính phủ Mỹ cần có những biện pháp thiết thực để giải quyết vấn nạn bạo lực súng đạn tại nước này. Cuộc biểu tình do tổ chức March for Our Lives (MFOL) được thành lập bởi những học sinh sống sót sau vụ thảm sát năm 2018 tại một trường trung học ở Parkland, Florida phát động để yêu cầu các nhà lập pháp thông qua đạo luật hạn chế súng đạn. Ước tính hơn 40 ngàn người với 45 nghin bình hoa trắng đã được đặt tại quảng trường National Mall, thủ đô Washington nhằm tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng do súng đạn tại Mỹ năm 2020. Người biểu tình mang theo băng rôn, biểu ngữ với dòng chữ “Tôi muốn sống ở một đất nước trân trọng người dân họ hơn súng đạn”.

DÂN MỸ BẤT LỰC TRONG ĐẤU TRANH CHO QUYỀN SỐNG CỦA CHÍNH MÌNH

Tuần hành kêu gọi ngăn chặn bạo lực súng đạn tại Quảng trường National Mall. (Ảnh: Công an nhân dân)

Các vụ xả súng đã thúc đẩy các cuộc tranh luận về bạo lực súng đạn tại Mỹ. Nhưng cuộc biểu tình này rồi sẽ lại chẳng đi đến được đâu, người dân Mỹ có kêu gào như dân chủ, nhân quyền của mình như thế nào rồi sẽ chẳng ai được giải quyết.  Tuy nhiên, hy vọng về một đạo luật kiểm soát súng cấp liên bang vẫn rất mong manh, do sự phản đối của đảng Cộng hòa đối với bất kỳ hạn chế vũ khí nào.

Nhân quyền là vì sao? Để có những thứ nhân quyền khác thì quyền cơ bản đầu tiên của mỗi con người là được sống và phải sống đã thì mới hưởng thụ được các quyền con người khác. Nhưng rất nhiều em học sinh Mỹ đến trường không nghĩ đây sẽ là buổi học cuối cùng của cuộc đời mình, nhiều bà nội trợ không nghĩ rằng đây là buổi đi siêu thị cuối cùng của cuộc đời mình, nhiều cặp đôi không nghĩ rằng đây là buổi đi chơi, đi xem phim cuối cùng của cuộc đời mình. Bởi họ còn chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra thì đã nằm xuống một cách rất đau lòng rồi. Công dân Mỹ có thể tự hào Chính phủ bảo hộ họ rất tốt khi ở nước ngoài, không ai dám động vào công dân Mỹ nhưng ở trong nước, tính mạng của họ mỏng như 1 tờ giấy, sẵn sàng bị 1 viên đạn lạc nào đó xuyên qua.

Dân chủ vì sao? Bởi đây không phải là cuộc biểu tình đâu tiên cũng như không phải cuộc biểu tình cuối cùng đòi công bằng cho nạn nhân của súng đạn, đòi thắt chặt việc quản lý súng đạn ở Mỹ. Chính quyền Mỹ biết, quan chức của Mỹ biết và họ cũng thừa hiểu nguyện vọng của người dân. Nhưng họ lại không thích làm đấy.

Bởi thứ chính quyền đó, bởi thứ quan chức đó đang bị điều khiển, chi phối bởi các tập đoàn vũ khí của Mỹ. Họ nhân danh nhân quyền, nhân danh văn hóa súng đạn của Mỹ để trì hoãn những biện pháp hữu hiệu trong quản lý súng đạn hơn. Trong nhiệm kỳ tổng thống, người có bàn tay ấm áp, người đạt giải Nobel hòa bình như Obama đã phải khóc đến 3 lần trước truyền thông khi nghe tin về một vụ xả súng nào đó, khi bất lực khi các biện pháp quản lý chặt chẽ súng đạn do Tổng thống Mỹ đưa ra bị bác bỏ. Nguyện vọng của người dân, quyền lực của Tổng thống Mỹ, tính mạng của hàng trăm ngàn nạn nhân không bao giờ bằng những đồng đô la xanh mát rượi được.

Cho nên biểu tình cứ biểu tình chứ nhân dân Mỹ cũng bất lực trong dân chủ, nhân quyền của chính nước mình!

NGUỒN: ĐÔNG KINH