Friday, 29th March, 2024 4:48

Ngay sau Ngụy Thị Khanh, 46 tuổi, trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội bị Công an thành phố Hà Nội bắt tạm giam vào ngày 09/02/2022 về tội “Trốn thuế” được quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, một số cá nhân, tổ chức như “Ân xá quốc tế”, Á Châu Tự do (RFA)… đã liên tục đăng tải để yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do Ngụy Thị Khanh ngay lập tức. Và sau khi Tòa án Nhân dân Hà Nội được cho là đã tuyên phạt Ngụy Thị Khanh 24 tháng tù giam vào ngày 17/6/2022 vừa qua, trên các diễn đàn của một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí lại “lên đồng” để yêu cầu Việt Nam trả tự do cho cái gọi là “anh hùng môi trường” – Ngụy Thị Khanh.

TẠI SAO MỸ YÊU CẦU VIỆT NAM TRẢ TỰ DO CHO "ANH HÙNG MÔI TRƯỜNG" NGỤY THỊ KHANH?Bà Ngụy Thị Khanh trong tấm ảnh được đăng trên trang web của giải thưởng Goldman. (Ảnh: Google)

Trong số đó, trên trang RFA vừa có bài viết cho rằng “Mỹ kêu gọi VN trả tự cho “anh hùng môi trường” Ngụy Thị Khanh, trong đó RFA đã :”Hoa Kỳ kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do cho bà Khanh, người đã được quốc tế công nhận về công sức thúc đẩy các vấn đề về biến đổi khí hậu và năng lượng bền vững ở Việt Nam, cũng như các nhà hoạt động môi trường bị giam giữ khác hoạt động vì lợi ích của Việt Nam và chính người dân”.Thậm chí, RFA còn cho rằng, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nhắc đến các lãnh đạo của những tổ chức xã hội dân sự có đăng ký hợp pháp ở Việt Nam như Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương và Đặng Đình Bách bị bắt giữ và kết án với cùng tội danh như bà Ngụy Thị Khanh.

Như đã chia sẻ ở bài viết trước, bà Ngụy Thị Khanh là Giám đốc Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh GreenID, được biết đến là một tổ chức khoa học và công nghệ và được thành lập vào năm 2011 để nghiên cứu, cung cấp các giải pháp năng lượng bền vũng cho cộng đồng; tham gia tư vấn, góp ý về các lĩnh vực quy hoạch năng lượng, năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu, giảm sử dụng năng lượng hóa thạch hay cung cấp nước sạch và điển hình trong số đó là tư vấn cho việc cắt giảm năng lượng điện than và tăng cường năng lượng điện gió, điện mặt trời ở Việt Nam. Rõ ràng, việc một cá nhân đứng đầu một trung tâm mang tính chất là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, mang hình hài của một dạng xã hội dân sự mà bị khởi tố vụ án và thực hiện lệnh bắt tạm giam về hành vi Trốn thuế như bà Ngụy Thị Khanh vốn dĩ rất bình thường trong bối cảnh số lượng các công ty mang danh nghĩa phi lợi nhuận, có vốn đầu tư từ nước ngoài không ngừng tăng lên đặc biệt là đối với các lĩnh vực an ninh phi truyền thống như an ninh năng lượng mà bà Ngụy Thị Khanh đã lập ra từ năm 2011.

Ấy vậy mà, dưới ngòi bút của RFA hay Bộ Ngoại giao Mỹ họ đã chèo lái vụ việc trên theo một hướng khác, họ “lên đồng”, chính trị hóa việc lực lượng chức năng bắt bà Ngụy Thị Khanh và quy chụp, đánh đồng với việc lực lượng chức năng bắt, xử lý một số đối tượng khác cũng về tội “Trốn thuế” như ông Đặng Đình Bách( Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD)) với 5 năm tù giam hay ông Mai Phan Lợi (Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng) với 4 năm tù giam. Đây rõ ràng là âm mưu nhằm chính trị hóa về vụ án trên đồng thời xuyên tạc, hướng lái nhằm thực hiện màn “rửa tội” cho bà Ngụy Thị Khanh cũng như các đối tượng khác đã bị bắt, xử lý về tội “Trốn thuế” của Bộ Ngoai giao Mỹ cũng như các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí để nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Pháp luật là không có vùng cấm, đối với bà Ngụy Thị Khanh cũng vậy, cho dù trước đây bà cũng được biết đến là người đã được Quỹ môi trường Goldman ở San Francisco (Mỹ) trao giải thưởng môi trường Goldman năm 2018 – một giải thưởng được cho là lớn nhất thế giới dành cho các nhà hoạt động môi trường cơ sở khi họ đánh giá Trung tâm của bà Ngụy Thị Khanh đã sử dụng các nghiên cứu khoa học và thúc đẩy các cơ quan nhà nước Việt Nam tham gia vào vận động cho các dự án năng lượng dài hạn bền vững, giảm sự lệ thuộc nguồn than (loại bỏ khí thải carbon dioxide). Công tội phân minh, vi phạm pháp luật là phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và đừng dùng những từ như “anh hùng môi trường” để che lấp đi những hành vi vi phạm pháp luật của Ngụy Thị Khanh.

NGUỒN: ĐI TRƯỚC VỀ SAU