Saturday, 14th September, 2024 16:13

Cộng hòa Liên bang Nam Tư từng là một quốc gia hùng mạnh ở Đông Nam châu Âu. Tuy nhiên, đến thời Tổng thống Slobodan Milosevic, bằng một loạt các hoạt động chống phá rất tinh vi, xảo quyệt, các nước phương Tây đã thành công trong việc làm tan rã Liên bang Nam Tư. Vậy điều gì đã xảy ra ở Nam Tư? Việt Nam rút ra bài học gì từ sự sụp đổ của Nam Tư?

Nam Tư – Việt Nam, nhiều điểm tương đồng

Vì những mục tiêu của mình, Nam Tư đã theo đuổi chính sách ngoại giao trung lập, không liên minh với các nước, kể cả các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa và tham gia sáng lập Phong trào Không liên kết. Đây cũng có nét tương đồng với chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam hiện nay.

Nếu Nam Tư từng là quốc gia cộng sản phát triển, thì Việt Nam là nước xã hội chủ nghĩa đang vươn mình mạnh mẽ, có vị thế và uy tín to lớn trong khu vực và thế giới.

Trong chính sách đối ngoại của mình, Liên bang Nam Tư luôn tích cực hỗ trợ cho Quân đội Dân chủ – lực lượng vũ trang của Đảng Cộng sản Hy Lạp thoát khỏi gọng kìm của Quân đội Quốc gia Hy Lạp thân phương Tây. Điều đó đã làm cho phương Tây lo sợ một ngày nào đó khu vực này sẽ nằm dưới sự chi phối của Nam Tư.

Còn Việt Nam, do điều kiện lịch sử, luôn có quan hệ khăng khít, tốt đẹp với hai nước láng giềng là Lào và Campuchia, vì vậy, từ trước tới nay, các nước lớn luôn e ngại, nghi ngờ Việt Nam có tham vọng “bá chủ Đông Dương” – nơi có vị trí địa chính trị chiến lược rất quan trọng ở Châu Á – Thái Bình Dương.

SỰ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN BANG NAM TƯ VÀ BÀI HỌC CẢNH TỈNH CHO VIỆT NAMCác nước Nam Tư cũ. (ẢNH: INTERNET)

Sau sự kiện Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa của Việt Nam năm 2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cảnh báo: Chưa lúc nào Việt Nam có đông bạn bè nhưng lại cô đơn như lúc này.

Nếu như trước đây, các nước phương Tây quyết tâm phải đánh gục Nam Tư bằng mọi giá vì lo sợ nhiều nước sẽ học theo mô hình của Nam Tư, từ đó sẽ mất kiểm soát đối với thế giới, thì hiện nay, Việt Nam cũng bị chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch xác định là một trọng điểm chống phá trong chiến lược “diễn biến hòa bình”. Lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là mục tiêu xuyên suốt, nhất quán của họ.

Bài học cảnh tỉnh đắt giá cho Việt Nam

Để có thể lật đổ Nhà nước Liên bang Nam Tư, các nước phương Tây đã giật giây, bật đèn xanh cho KLA (Quân đội Giải phóng Kosovo) giết hại 20.000 dân thường Serbia rồi đổ tội diệt chủng và chống lại loài người lên đầu Tổng thống Milosevic, tạo cớ đưa quân can thiệp lật đổ chế độ của ông, bắt giam và ép ông phải chết trong tù vì bệnh tim. Sau đó, các nước này đã thông qua một số ý kiến bất bình, lợi dụng mạng internet để kích động tinh thần dân tộc, móc nối tổ chức biểu tình, cài cắm người vào đoàn biểu tình để kích động, tạo căng thẳng leo thang, đẩy lên thành bạo động, gây nội chiến, chia năm sẻ bảy Nam Tư thành nhiều quốc gia: Kosovo, Serbia và Montenegro…

Ở Việt Nam đã từng xảy ra tình trạng tương tự như Nam Tư trong sự kiện Bình Thuận tháng 6/2018. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã chỉ đạo lực lượng kích động biểu tình, gây rối an ninh trật tự, bạo loạn trong nước, hòng lật đổ chính quyền ở nước ta.

Nói tóm lại, Việt Nam đang trên bước đường đổi mới trong sự kìm kẹp, chống phá muôn trùng của nhiều thế lực, có những lúc thăng – lúc trầm, lúc thành công – lúc vấp váp. Hơn lúc nào hết, đất nước đang cần sự đóng góp công sức, trí tuệ bằng tuyền thống con Lạc, cháu Hồng. cần tìm hiểu để nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch áp dụng đối với các quốc gia bị cho là “không thân phương Tây”, để cảm nhận được bài học cay đắng về công lý và sự ảo tưởng vào lòng tốt của phương Tây, để biết được toàn cảnh của đất nước cũng như những con người mà phương Tây cố tình tạo cớ gọi là “tội đồ” như Milosevic (Nam Tư), hay như Sadam Hussein (Iraq), Muammar Gaddafi (Libya), và mới đây nhất là Bashar al-Assad (Syria). Có như vậy, Việt Nam mới không lâm vào bài học đau đớn của Nam Tư trước đây.

NGUỒN: GÀ BÁO THỨC